Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn.
xoắn khuẩn giang mai
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GIANG MAI:
Bệnh giang mai gây nên do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động:
- Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.
- Di động qua lại nhưmột quả lắc đồng hồ.
- Di động lợn sóng.
Ở môi trường ẩm ớt cả 3 loại di động này có thể tồn tại và kéo dài đến 2 ngày .
Xoắn khuẩn giang mai là 1 loại vi khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể nó không sống quá được vài tiếng đồng hồ, nó chết nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ớt nó sống dai dẳng hơn. ở trong nước đá và độ lạnh -20ºC nó vẫn di động được rất lâu.Ở 45ºC nó bị bất động và có thể sống được 30 phút. Xà phòng có thể giết được xoắn khuẩn sau vài phút.Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thường là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đường sinh dục,đường hậu môn hay đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.
Nguồn bệnh và đường lây:
Những năm gần đây bệnh giang mai đã tăng ở nhiều nước. Bệnh tăng rõ rệt ở các nước nhiệt đới và các nước phát triển.
Hình thái lâm sàng có khác nhau tuỳ theo giống người. Thí dụ: ở người da đen thường hay có biểu hiện viêm nhiều hạch trong giang mai sớm hoặc hay có sẩn hình nhẫn, mụn mủ, viêm xương khớp, viêm mống mắt hoặc trong giang mai muộn thì hay gặp biến chứng tim mạch. Ngược lại giang mai thần kinh, ( tabes) liệt toàn thân lại rất hiếm gặp ở người da đen.
Ở Việt Nam trước năm 1945 và trong thời kỳ Pháp tạm chiếm cho đến năm 1954, bệnh giang mai đứng hàng thứ 2 sau lậu. Phần nhiều bệnh nhân tự chữa hoặc đến thầy thuốc t nhân nên số liệu không chính xác.
Từ 1956-1964 ở Miền Bắc giải phóng, đời sống ổn định, ở các nhóm có nguy cơ cao được kiểm tra. Đã phát hiện trong những năm đầu là 1000-1500 ca/năm. Tỷ lệ so với dân số là 0,1/1000.
Số lượng giảm dần, cho đến 1963-1964 mỗi năm chỉ phát hiện khoảng 20 ca (tỷ lệ so với dân số lúc đó là 0,01/1000). Bệnh giang mai cũng nh các bệnh LTQĐTD khác đã giảm 10 lần so với năm 1954.
Từ 1965-1975 là thời kỳ chiến tranh, trật tự và nếp sống bị đảo lộn, tâm lý sinh hoạt không bình thường, y tế khó khăn, các bệnh hoa liễu tăng lên ở miền Bắc và đặc biệt đến năm 1975 khi đất nước được thống nhất, số người bị mắc bệnh giang mai đã lên tới 160.000 ca, tỷ lệ là 5/1000 (so với tổng số dân lúc đó là 45 triệu).
Số gái mãi dâm tăng, ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30.000 ngời (64% trong số này có thử nghiệm huyết thanh + ).
Tỷ lệ giang mai bẩm sinh: 1,25%.
Tỷ lệ sản phụ bị giang mai: 4,5%.
Nguồn bệnh: là người mắc bệnh giang mai kể cả giang mai kín, giang mai. Ngoài ra không có nguồn nào khác nh từ động vật hoặc côn trùng.
Đường lây truyền: là đường trực tiếp tiếp xúc giữa người bệnh và người lành hoặc gián tiếp qua đồ vật. Ta có thể khái quát có 3 đường chính sau:
- Lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền qua đường máu(tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý mà bơm tiêm không vô khuẩn).
- Truyền từ mẹ sang con (qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi).
II. CHUẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI:
Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.Tổn thương này, được gọi là hạ cam, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng nhưhoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím nhưcánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần
Giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.
Giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 có thểxảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củgiang mai (15%). Những người bịbệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh
- Củ giang maixuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm), có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
- Giang mai thần kinhlà bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô xơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
- Giang mai tim mạchthường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI:
Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Giai đoạn đầu
Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp. Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai..Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự nhưđiều trị bằng penicillin
Giai đoạn biến chứng
Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế. Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra
Phản ứng Jarisch-Herxheimer
Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.
Phòng ngừa bệnh giang mai:
Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.
Dịch tễ học
12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến xẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh. Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơsinh.
Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.
Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.