Chấn thương vùng bìu - Chấn thương tinh hoàn
Là các chấn thương các tạng trong bìu, các thành phần vùng bìu do nhiều nguyên nhân với lực tác động trực tiếp tới vùng bìu. Trong đó chấn thương tinh hoàn là hay gặp nhất
- Định nghĩa: Là các chấn thương các tạng trong bìu, các thành phần vùng bìu do nhiều nguyên nhân với lực tác động trực tiếp tới vùng bìu.
- Nguyên nhân:
- Tai nạn sinh hoạt: Bị đá, bị bóp vào vùng bìu.
- Tai nạn thể thao: Thi đấu võ thuật, thể thao.
- Tai nạn lao động, giao thông: Ngã ở tư thế cưỡi ngựa, đâm xe đạp,…
- Tai nạn sinh hoạt tính dục, với những tư thế sinh hoạt bất thường.
- Do sức ép của bom, mìn, áp xuất…
Gây ra sang chấn theo mức độ: Từ ngoài da đến vào các cơ quan dưới da bìu; tụ máu ít hay nhiều; đụng dập hay vỡ nát tinh hoàn, mào tinh; đứt các thành phần của thừng tinh.
- Chẩn đoán:
- Cơ năng:
- Bệnh nhân, nhân chứng cho biết nguyên nhân chấn thương.
- Ngay sau chấn thương, bệnh nhân đau dữ dội, có thể ngất đi.
- Thấy bìu sưng to dần, đau tăng lên khi vận động, đụng chạm vào bìu.
- Tiểu bình thường, đôi khi khó chịu, đau do đụng chạm.
- Toàn thân: Một số trường hợp bị shock do đau, ngất đi do đau.
- Vẻ mặt lo âu, đau đớn.
- Thực thể:
- Bìu to, căng mọng dần; có vết xây xát trên da, da bìu căng rắn, bầm tím da bìu
- Tinh hoàn nắn đau, khó phân biệt được mào tinh với tinh hoàn khi đến muộn; có thể tinh hoàn co rút và nằm ngang về phía lỗ bẹn khi xoắn tinh hoàn.
- Sờ nắn thừng tinh đau
- Dương vật có thể cương đau do cảm ứng, dương vật nhìn ngắn đi do bìu to căng lên.
- Thăm khám các cơ quan khác vùng bẹn, trực tràng… xem các tổn thương phối hợp.
- Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm cơ bản: Có ý nghĩa phục vụ điều trị.
- Siêu âm cơ quan sinh dục- Siêu âm doppler tinh hoàn: Có giá trị chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ tổn thương…: Tụ máu da bìu, tràn dịch màng tinh, đụng dập tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, vỡ tinh hoàn…
- Siêu âm ổ bụng: Khi nghi ngờ tinh hoàn chạy lên ổ bụng, có sang chấn ổ bụng kèm theo.
- Điều trị:
Phụ thuộc mức độ sang chấn, tổn thương các cơ quan trong bìu.
- Điều trị nội khoa:
- Tụ máu, tràn máu màng tinh.
- Đụng dập tinh hoàn ,đụng dập mào tinh.
+ Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
+ Băng treo cao, cố định bìu: Mặc quần lót chặt.
+ Kháng sinh, corticoid, alpha-chymotripsin.
+ Chườm túi đá lạnh tại chỗ.
- Điều trị ngoại khoa:
- Xoắn thừng tinh.
- Vỡ tinh hoàn, đụng dập nhiều mào tinh, đứt thừng tinh.
- Đụng dập, co thắt động mạch tinh hoàn.
- Tụ máu nhiều ở bẹn bìu.
Nguyên tắc: Cầm máu kỹ, bảo tồn tinh hoàn tối đa, bảo tồn động mạch tinh, ống dẫn tinh…Kiểm tra tinh hoàn đối bên, cố định tinh hoàn.
Trong nhiều trường hợp không bảo tồn được tinh hoàn, để tránh sang chấn tâm lý nếu có điều kiện nên đặt tinh hoàn nhân tạo cho bệnh nhân.
Hình ảnh: Phẫu thuật cắt lọc tổ chức tinh hoàn dập nát, bảo tồn tinh hoàn (T) bị vỡ do tai nạn lao động tại BV ĐHY Hà nội
Ths.BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt bạn vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn
20/10/2024 - 19:38:59
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật hạ tinh hoàn nôi soi
11/11/2022 - 23:02:35
- Điều trị rối loạn cương dương ít xâm lấn
26/09/2022 - 15:24:03
- Hình ảnh hẹp niệu đạo nam giơi trên phim chụp XQ xuôi dòng và ngược dòng
05/06/2022 - 21:41:28
- Tại sao thoát vị bẹn có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới
24/03/2022 - 22:52:13