ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÂM SÀNG
Nguyên nhân rối loạn tiểu tiện rất phong phú. Do đó , biểu hiện bệnh sẽ phụ thuộc vào số lượng nguyên nhân, giới, tuổi, tâm lý điều trị của bệnh nhân. Một bệnh nhân sẽ có thể có 1 hay nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra rối loạn tiểu tiện. Có thể nguyên nhân rối loạn tiểu tiên ban đầu sau khi gây ra bệnh , qua thời gian hay trong quá trình điều trị hay không điều trị lại có thể tạo ra các nguyên nhân rối loạn tiểu tiện khác. Vì dụ: U phì đại lành tính gây ra đái khó, đái nhiều lần; do gây ứ đọng nước tiểu sẽ gây nhiễm khuẩn - viêm bàng quang, niệu đạo hay hệ tiết niệu, tạo sỏi bàng quang,.. các nguyên nhân này lại gây ra rối loạn tiểu tiện: Đái khó, đái buôt, đái khó,…
Các bài báo Thoát nỗi khổ hơn 20 năm “nghiện” nhà vệ sinh Thoát nỗi khổ hơn 20 năm “nghiện” nhà vệ sinh TS.BS Nguyễn Đình Liên |
|
|
1. Nguyên nhân tắc nghẽn cơ học.
Hẹp niệu đạo do bệnh lý u tuyến tiền liệt, chấn thương – hẹp niệu đạo, u vùng cổ bang quang.
Tắc nghẽn nòng niệu đạo: sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, Polyp cổ bàng quang -niệu đạo, nang tuyến tiền liệt,…
Chèn ép bên ngoại niệu đạo, cổ - bàng quang: Xơ hóa vật hang, vật xốp; cong vẹo dương vật, dị vật dương vật, u xơ tử cung,…
2. Nguyên nhân nội khoa.
Bệnh lý tim mạch: Suy tim, tâm phế mãn…
Bệnh lý hô hấp: COPD, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản,…
Bệnh nội tiết: Đái tháo đường đái tháo nhạt,…
Suy dinh dưỡng, gầy mòn,…
3. Nguyên nhân thần kinh -rối loạn tâm thần kinh:
Bệnh thoát vị màng não tủy, tai biến mạch não,…
Chấn thương tủy sống, bệnh rỗng tủy,…
Nghiện đồ uống, lo âu về bệnh- thích uống nhiều,…
Bàng quang thần kinh, bệnh viêm đa rễ thần kinh,..
Tâm thần phân liệt, ám ảnh bệnh,…
4. Nguyên nhân do thầy thuốc:
Chẩn đoán sai nguyên nhân, tư vấn cách tiểu tiện sai,..
Không khám kỹ, không phát hiện được nguyên nhân,…
Phác đồ điều trị không đúng, không đủ,…
Ám thị mức độ nặng, tăng tính trầm trọng cho bệnh nhân.
Các tai biến trong thủ thuật, phẫu thuật,…
Kinh nghiệm điều trị:
1. Hãy tìm nguyên nhân:Rối loạn tiểu tiện có hiểu hiện lâm sàng phong phú, và bao gồm 2 hội chứng chính: Hội chứng tắc nghẽn và hội chứng kích thích đường tiểu dưới. Cho nên, bạn muốn điều trị thành công thì phải tìm được nguyên nhân gây ra các biểu hiện rối loạn tiểu tiện qua khai thác : Hỏi, khám, xét nghiệm,…
Cần tìm nguyên nhân khởi phát và các nguyên nhân thứ phát, qua đó giúp bạn tiên lượng được việc cần làm trước tiên cho mỗi bệnh nhân cụ thể. Muốn tìm được nguyên nhân khởi phát bạn cần “ kiên nhẫn để lắng nghe cũng như biết ngắt lời, dẫn dắt bệnh nhân”. Để tìm các nguyên nhân thứ phát ngoài diễn bệnh đã cũng cấp thông tin cho bạn, thì bạn cần hiểu sâu về sinh lý bệnh để phân tích đúng thời điểm “ bệnh nguyên gây ra các rối loạn thực thể, sinh lý,…” phát sinh ra nguyên nhân thứ phát theo thứ tự trước sau.
Tìm và phân tích được các lý do của nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện là bước đầu cũng là điều kiện quyết định cho sự thành công khi bác sĩ điều trị bệnh. Nguyên nhân bệnh là tiền đề để: Tiên lượng, lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu,…
2. Khám kỹ hệ tiết niệu, và toàn thân:
Khám bệnh dù là chuyên khoa sâu nhưng cũng cần có kiến thức để phát hiện các bệnh thông thường, hoặc các triệu chứng bất thường ở các cơ quan khác. Qua đó bạn có thể tìm hiểu, phát hiện được các nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện không phải từ hệ tiết niệu.Nếu có nghi ngờ, hay triệu chứng bệnh lý cơ quan khác mà bạn chưa rõ, chưa chắc chắn hãy mời hội chẩn hoặc cho khám chuyên khoa mà bạn cần.
Khám hệ tiết niệu cần khai thác đủ các bước: hỏi cơ năng, diễn biến bệnh, tiền sử y khoa, thói quen sinh hoạt, ăn uống, lịch tiểu tiện, các vấn đề liên quan tới tình dục,… khám ổ bụng – tiết niệu,… Đặc biệt do nhiều y bác sỹ rất ngại khám cơ quan sinh dục ( vùng cấm?) hay bỏ qua thăm trực tràng, âm đạo ( sợ bẩn tay?) nên nhiều khi bỏ qua những triệu chứng quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện.
Ví dụ: Có bệnh nhân được bác sĩ nội tiết niệu khám và chẩn đoán rối loạn tiểu tiện và chỉ định soi bàng quang. Khi đến với tôi, khai thác thấy tiểu nhiều lần, tiểu khó và tia tiểu nhỏ, khám dương vật thấy miệng sáo hẹp khít/ sẹo cũ do cắt bao quy đầu. Vậy nguyên nhân ở đây là: hẹp miệng sáo – niệu đạo do cắt bao quy đầu mà chăm sóc không đúng cách nên mới gây ra rối loạn tiểu tiện. Hậu quả là sau nhiều năm đến các bác sĩ ở các bệnh viện khác nhau mà vẫn không tìm được ra bệnh nguyên và luôn “ em đến khai đái khó, đái buốt là các bác cho em đơn thuốc về”.
3. Điều trị đúng:
Điều trị cần tuân thủ: chỉ định đúng, đúng phương pháp, đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian…
Nói đến đây, chúng ta cần quan tâm tới sử dụng kháng sinh. Việc lựa chọn kháng sinh không đúng, sử dụng thuốc không đủ, không đúng liều, thời gian duy trì thuốc không đảm bảo liệu trình dẫn tới việc kháng kháng sinh, viêm nhiễm đường niệu mạn tính. Mặt khác, nếu chúng ta không quan tâm tới việc sử dụng thuốc hợp lý để cắt, để làm thuyên giảm những triệu chứng khó chịu dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ thuốc và không hợp tác điều trị. Đương nhiên chúng ta cần quan tâm tới khả năng chi trả của bệnh nhân cho 1 phương pháp điều trị, 1 liệu trình điều trị thuốc mà quá cao bệnh nhân không có khả năng lựa chọn hoặc không thể tiếp tục kéo dài sử dụng do hạn chế về “ kinh tế”” cũng dẫn đến bỏ thuốc ngay khi cảm thấy “ mình đỡ nhiều rồi, chắc là khỏi đây” thì thật tai hại.
4. Luôn lắng nghe sự than phiền, khó chịu của bệnh nhân:
Bạn càng giàu kinh nghiệm lâm sàng và thu thập được nhiều thành công trong công việc đồng nghĩa bạn càng nhiều bệnh nhân, càng nhiều việc làm ( nếu có thăng tiến thì lại mất thêm thời gian quản lý, đào tạo,..) thì bạn càng ít khả năng dành nhiều thời gian để khám bệnh, tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân bạn điều trị.
Nhưng bạn cần tự nhủ: Mọi sự than phiền, khó chịu của bệnh nhân trong quá trình điều trị đều có nguyên nhân, nếu chúng ta không chú ý đến nhiều khi sẽ để lại hậu quả đáng tiếc: phác đồ, liệu pháp điều trị không có hiệu quả.
Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn tìm cách thấu hiểu sự than phiền của bệnh nhân đến từ đâu bạn sẽ tăng được khả năng điều trị bệnh thành công do bạn “ nắm được toàn cảnh của quá trình điều trị, diễn biến triệu chứng của bệnh nhân””. Qua đó người thầy thuốc có thể chia sẻ những “ khổ đau do bệnh tật gây ra cho bệnh nhân” và bệnh nhân chấp nhận, tin tưởng hoàn toàn vào chỉ định, hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nhân viện y tế.
5. Không bao giờ được “ Trầm trọng hóa vấn đề”:
Nếu vì “ tư lợi” cá nhân hay tập thể mà ‘ bạn nói quá mức độ trầm trọng của bệnh nhân” hay vì yêu cầu của thân nhân bệnh nhân ( anh chị dọa hộ em …) đấy là con dao 2 lưỡi cắt đứt hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân “ tinh ý” hay có cơ hội biết được hoặc “ bệnh nhân bị ám thị bệnh, ám thị triệu chứng”.
Nhiều bệnh nhân không khỏi được bệnh do: Sợ quá và không tin tưởng bác sĩ mà đi khám hết địa chỉ này, bác sĩ kia nên không tuân thủ phác đồ điều trị làm bệnh trở thành mãn tính hoặc “ bệnh nhân luôn cảm thấy và luôn nghĩ về triệu chứng bệnh mà mình đã mắc”…
Ví dụ: Một bệnh nhân nam giới, thấy đái tức nhẹ ở vùng trên xương mu mà đi khám ở phòng khám tư nhân ( có yếu tố nước ngoài) thì siêu âm thấy tuyến tiền liệt to nhẹ 40g, PSA ở giới hạn bình thường, nhưng soi dịch có trực khuẩn gram (+),.. được chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt. Bệnh nhân bị dọa “ bệnh sẽ gây yếu sinh lý, ung thư,…” và chỉ định tiêm truyền dịch,kháng sinh, chiếu tia,.. bệnh nhân càng lo lắng thêm khi xuất hiện thêm các triệu chứng: đau tức ở 2 bẹn, đái nhiều hơn, tiểu nước vàng trong quá trình điều trị…
Đến với tôi: khám xét kỹ chỉ thấy: Tuyến tiền liệt to nhẹ qua thăm trực tràng, không có biểu hiện viêm. Biểu hiện tiểu nhiều là do bác sĩ dặn là không được nhịn tiểu, … xét nghiệm cấy nước tiểu âm tính. Do dùng kháng sinh nhiều nên tôi không cho thêm thuốc gì, chỉ tư vấn cách tiểu tiện đúng cách, tư vấn tâm lý và bảo bệnh nhân không uống thêm thuốc cũ.
Kết quả sau 1 tuần bệnh cảm thấy hết lo lắng, các triệu chứng đã mắc đã biến mất.
Chia sẻ từ bạn trẻ
Chia sẻ của bệnh nhân lớn tuổi với gần 10 năm điều trị
Để sử dụng và kiểm soát thời gian làm việc trong quá trình khám chữa bệnh bạn nên đào tạo, giao việc cho các bác sĩ trẻ, điều dưỡng cùng tham gia công tác điều trị.
ThS.BS Nguyễn Đình Liên |
https://www.youtube.com/watch?v=fQFjJy5L1Gk
Tin nổi bật
- Phẫu thuật nội soi thắt ống phúc tinh mạc đầu tiên trên bản đồ Việt Nam
04/12/2024 - 22:16:35
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Một số nguy cơ tổn thương chức năng thận và sức khỏe cơ thể do sỏi tiết niệu
27/11/2024 - 20:28:30
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Đái ra dưỡng chấp và phẫu thuật nội soi bóc bạch mạch
06/11/2024 - 22:27:53
- Đặt lịch tán sỏi qua da điều trị sỏi san hô thận trái cho bệnh nhân tại Thạch Thất
28/10/2024 - 21:42:43