Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh của nam giới, bệnh tăng tỉ lệ mắc theo độ tuổi từ trung niên trở lên song hành với bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh gây ra rối loạn tiểu tiện và thay đổi tâm lý của bệnh nhân một cách rõ rệt. Chính vì vậy cần sớm chẩn đoán sớm và điều trị.
1. Định nghĩa: U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý lành tính tuyến tiền liệt do sự tăng sản biểu mô tuyến và mô đệm tạo thành những nhân có hình tròn, hình bầu dục. Các nhân phát triển to dần phát triển theo các hướng khác nhau thì có biểu hiện lâm sàng khác nhau, tùy mức độ nặng nhẹ kèm theo trên bệnh nhân nam giới.
2. Chần đoán:
2.1 Lâm sàng:
a. Cơ năng:
- Rối loạn tiểu tiện kiểu kích thích: Đái nhiều lần, đái vội, són đái, đái buốt…
- Rối loạn tiểu tiện do chèn ép: Đái khó, đái phải rặn, đái gắng sức, khi đi tiểu tia nhỏ và yếu, đái không hết..
- Rối loạn màu sắc nước tiểu: Đái máu, đái đục
- Tâm lý: Căng thẳng, khó chịu do ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mất ngủ, tình dục sút kém…
b. Toàn thân:
Phụ thuộc vào các bệnh lý kèm theo do tuổi già, tâm lý của bệnh nhân, mức độ hậu quả của tắc nghẽn đường bài xuất tiết niệu dưới.
c. Thực thể:
- Thăm khám các cơ quan ổ bung, các lỗ thoát vị.
- Thăm khám cơ quan sinh dục ngoài.
- Thăm trực tràng: Sờ thấy tuyến tiền liệt to, tròn đều, nhẵn, mềm, ấn không đau, không có nhân, ranh giới rõ rệt.
2.2 Cận lâm sàng:
a. Xét nghiệm cơ bản: Sinh hóa, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, PSA ( PSA < 4ng/ml ).
b. Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm ổ bụng, siêu âm qua trực tràng: Đo khối lượng ( > 25 g), kích thước, phân tích các thùy của tuyến tiền liệt, phát hiện các ổ giảm âm – vôi hóa nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt,… Ngoài ra đánh giá tình trạng của bàng quang, nước tiểu tồn dư, các tạng khác trong ổ bụng: Thận, niệu quản 2 bên, gan, lách…
- Soi bàng quang: Khi cần chẩn đoán phân biệt với U bàng quang, u niệu đạo, sỏi…
- Chụp UIV: ít làm vì không tiện dụng và an toàn như siêu âm.
- Đo niệu động học:
3. Chẩn đoán phân biệt:
a. Ung thư tuyến tiền liệt:
Cơ năng hầu như giống tương tự bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Thăm trực tràng: Tuyến tiền liệt rắn, có nhân, mất ranh giới, Siêu âm qua trực tràng: có ổ giảm âm, mất ranh giới , MRI: Chẩn đoán chính xác hơn và cho biết đã có di căn hạch hay không,… PSA > 4 ng/ml. Sinh thiết qua siêu âm trực tràng có giá trị chẩn đoán xác định
b. Viêm tuyến tiền liệt:
Tiền sử đã , đang điều trị viêm nhiễm tiết niệu đường dưới, thăm tuyến tiền liệt to, đau,..
c. Hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang: Có tiền sử can thiệp vào niệu đạo – Bàng quang, chụp niệu đạo cản quang, soi bàng quang chẩn đoán…
d. Bàng quang thần kinh: Làm niệu động học, MRI – CT tiểu khung: Bàng quang mất, rối loạn trương lực.
e. Ung thư bàng quang, xâm lấn cổ bàng quang, tuyến tiền liệt: Soi bàng quang, có giá trị chẩn đoán xác định và phân biệt nhất
4. Điều trị:
4.1 Nguyên tắc:
- Dựa vào bảng điểm IPSS và QoL.
- Vị trí của u phì đại trên siêu âm.
4.2 Điều trị cụ thể:
a. Nội khoa:
- Chỉ định khi IPSS < 21 điểm, QoL < 4.
- Không có các bệnh lý mãn tính đường thở kèm theo, không có trí, thoát vị kèm theo.
+ Nhóm antialpha 1 – Adrenergic.
+ Nhóm ức chế Enzyme 5 – alpha reductase.
+ Các nhóm thuốc thảo mộc.
+ Liệu pháp tâm lý, chê độ ăn, tập luyện thói quen đi tiểu.
Phác đồ chuẩn của Hoa kỳ là:
Avodart 0,4 mg + Tamsolusin 0,5 mg / ngày x 6 – 12 tháng.
IPS + Siêu âm đình kỳ 2 tháng 1 lần
b. Ngoại:
- Chỉ định: Khi IPSS > 20, QoL > 3.
- Có các bệnh lý nguy cơ năng thêm khi phải gắng sức tiểu tiện: Hen phế quản, COPD, Thoát vị bẹn, Trĩ… Các bệnh lý là hậu quả của u phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Bí đái cấp, hoàn toàn sau khi rút sond tiểu hoặc không đặt được sond tiểu.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu tái phát.
- Suy thận do trào ngược bàng quang – niệu quản.
- Điều trị nội khoa không hiệu quả.
c. Các phương pháp điều trị ngoại khoa:
- Bóc tuyến tiền liệt
- Dẫn lưu bàng quang cấp cứu: Khi đặt sond niệu đạo thất bại, cơ sở y tế không có thể mổ nôi soi, bệnh nhân không có chỉ định mổ bóc u – nội soi cắt u.
- Cắt - đốt U nội soi qua niệu đạo: Khi tuyến tiền liệt có P < 70 g, bệnh viện có đầy đủ điều kiện để cắt u nội soi, bệnh nhân không có hẹp niệu đạo, không có rối loạn đông máu, không có tăng huyết áp…
Phương tiện: Dao cắt điện nội soi, dao Laser, Dụng cụ sóng cao tần, dụng cụ vi sóng.
Đặt Stent niệu đạo
Hiện tại tại bệnh viện ĐH Y Hà nội chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt nội và ngoại khoa theo phac đồ của hội niệu khoa Việt nam - Hoa kỳ, nhanh chóng cải thiện chức năng tiểu tiện cho bệnh nhân từ 50 - 94 tuổi.
Các bài viết liên quan:
1. U phì đại tuyến tiền liệt – Chẩn đoán dễ qua lâm sàng
2. Chẩn đoán và điều trị u phì đại ( Quá sản lành tính tuyến tiền liệt) tái phát
4. Chỉ định điều trị ngoại khoa trong bệnh lý phì đại lành tính tuyến tiền liệt
5. Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Tin nổi bật
- Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt bạn vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn
20/10/2024 - 19:38:59
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật hạ tinh hoàn nôi soi
11/11/2022 - 23:02:35
- Điều trị rối loạn cương dương ít xâm lấn
26/09/2022 - 15:24:03
- Hình ảnh hẹp niệu đạo nam giơi trên phim chụp XQ xuôi dòng và ngược dòng
05/06/2022 - 21:41:28
- Tại sao thoát vị bẹn có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới
24/03/2022 - 22:52:13