GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
Giải phẫu học của niệu quản và thận là sự nghiên cứu về hình thái, vị trí, cấu trúc, mối liên quan với các cơ quan xung quanh, mạch máu, thần kinh của niệu quản, thận, hệ thống đài – bể thận; cũng như trục của đường bài niệu trên trong thận. Từ đó sẽ giúp chúng ta hình dung được đường đi và những liên quan xung quanh của hệ thống đường niệu trên đối với những trường hợp bình thường.
1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU NIỆU QUẢN
1.1. Hình thể ngoài và phân đoạn Niệu quản (NQ) nằm sau phúc mạc dọc hai bên cột sống thắt lưng và sát với thành bụng sau, là ống dẫn nước tiểu nối liền từ bể thận với bàng quang và cũng là con đường bài tiết nước tiểu duy nhất của thận. Niệu quản bắt đầu từ khúc nối bể thận – niệu quản đi thẳng xuống eo trên, rồi bắt chéo các động mạch chậu, chạy vào chậu hông để rồi chếch ra trước và chạy vào bàng quang. Chiều dài niệu quản trung bình từ 25 – 28 cm, đường kính ngoài 4 – 5 mm, đường kính trong 3 – 4 mm, khi niệu quản bị tắc có thể giãn rộng hơn, có khi lên đến 20 – 30 mm [14], [15].
Niệu quản được chia làm 3 đoạn theo giải phẫu: Đoạn bụng, đoạn chậu và đoạn nội thành bàng quang (Hình 1) [14], [17].
- Niệu quản đoạn bụng: dài khoảng 12,5 – 14cm, nằm trên bờ trong của cơ thắt lưng lớn (cơ này ngăn cách niệu quản với đỉnh mỏm ngang của các đốt sống L2 – L5) rồi bắt chéo chỗ phân đôi của động mạch chậu chung ở trước khớp cùng chậu để vào chậu hông. Ở phía trước, niệu quản phải được D2 tá tràng che phủ ở phần trên và phần còn lại nằm sau phúc mạc và ở phía sau ngoài tĩnh mạch chủ dưới. Bắt chéo trước niệu quản phải có các mạch tinh hoàn (hoặc buồng trứng), các mạch đại tràng phải và các mạch hồi – đại tràng. Niệu quản trái bắt chéo phía sau các mạch tinh hoàn (hoặc buồng trứng) và các mạch đại tràng trái sau đó đi qua mạc treo đại tràng sigma.
- Niệu quản đoạn chậu: dài khoảng 12,5 – 14cm, chạy trên thành bên của chậu hông, trước động mạch chậu. Tới ngay trước gai ngồi, niệu quản vòng ra trước và vào trong để đi vào bàng quang. Ở nam, đoạn cuối của niệu quản lách giữa mặt sau bàng quang và túi tinh để cắm vào bàng quang, ở đây niệu quản bắt chéo phía sau ống dẫn tinh. Ở nữ, khi rời thành chậu, niệu quản đi vào đáy dây chằng rộng. Khi tới phần giữa dây chằng rộng, niệu quản bắt chéo phía sau động mạch tử cung, chỗ bắt chéo này cách cổ tử cung và thành âm đạo khoảng 1,5cm.
- Niệu quản đoạn nội thành bàng quang chạy chếch qua thành bàng quang theo hướng vào trong, ra trước và xuống dưới với góc khoảng 900 đến 1350 , dài trung bình khoảng 2cm. Cơ bàng quang có tác dụng như một cơ thắt và độ chếch của đoạn niệu quản nội thành có tác dụng như một van tại chỗ tận cùng của niệu quản.
Bản full: https://www.tietnieuthanhochue.com/upload/2019/chuyen_de/gp_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_ti%E1%BA%BFt_ni%E1%BB%87u_tr%C3%AAn_trong_n%E1%BB%99i_soi_nq_-_th%E1%BA%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A3c_d%C3%B2ng.pdf
Suu tầm trên internet của TS Hoàng Đức Minh
Tin nổi bật
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49
- Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu - Mechanism of stone formation
26/11/2021 - 23:03:54