Hẹp miệng sáo – niệu đạo
Hẹp miệng sáo - niệu đạo do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh dễ phát hiện nhưng hay bị bỏ qua do tâm lý xấu hổ, dấu bệnh của bệnh nhân và thiếu sót của bác sĩ khi khám bệnh quên khám quy đầu dương vật.
Định nghĩa: Hẹp miệng sáo của niệu đạo là bệnh lý rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể do giảm khẩu kính của lỗ ngoài niệu đạo
Nguyên nhân và cơ chế:
- Di chứng viêm nhiễm niệu đạo: Lao, lậu, HPV…
- Tai biến của điều trị: Đặt sonde niệu đạo, mổ nội soi u phì đại tuyến tiền liệt, mổ lấy sỏi niệu đạo.
- Sau cắt bao quy đầu: Chăm sóc không đúng cách dẫn đến viêm dính, xơ hẹp miệng niệu đạo
Chẩn đoán:
a. Cơ năng:
· Tiểu khó,tia tiểu nhỏ, phải đái gắng sức, tiểu đau buốt,..
· Tiểu không hết, mệt mỏi khi đi tiểu.
· Nước tiểu đục
· Đái rỉ, đái són.
· Căng đau tức hạ vị
b. Toàn thân: Có sốt khi nhiễm khuẩn tiết niệu lâu ngày
c. Thực thể:
- Miệng sáo có khẩu kính nhỏ, xơ, lỗ tiểu nhỏ nhiều khi chỉ bằng đầu tăm.
- Dùng ống thông plastic mềm đặt vào miệng sáo không qua được ( ít làm vì gây sang chấn niệu đạo thêm).
- Quy đầu biến dạng, có nhiều đám sắc tố khác màu.
- Bao quy đầu có thể đã cắt.
- Khám có cầu bàng quang nếu bí đái nhiều.
d. Cận lâm sàng:
- Chụp niệu đạo ngược dòng xuôi dòng: Hình ảnh hẹp niệu đạo trước đoạn gần miệng sáo.
- Siêu âm ổ bụng đánh giá hệ tiết niệu: Tùy vào thời gian, mức độ hẹp miệng sáo mà có hình ảnh: Tồn dư nước tiểu bàng quang, bàng quang viêm thành dày, bàng quang viêm nhiều túi thừa, có trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên 2 niệu quản - ứ nước 2 thận…
Hình ảnh nội soi: bàng quang có nhiều hốc cột, túi thừa.
Điều trị:
1. Nội khoa:
- Chẩn đoán sớm, điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thuốc hỗ trợ khả năng đi tiểu
--> Chuyển ngoại khoa can thiệp.
2. Ngoại khoa:
a. Nong niệu đạo: Sử dụng dụng cụ nong niệu đạo, bóng nong niệu đạo, đặt lưu sond niệu đạo 7 – 10 ngày.
Hình ảnh nội soi: Niệu đạo viêm, dải xơ hẹp niệu đạo đã được nong rộng.
b. Mở rộng – tạo hình miệng sáo: Lỗ tiểu hẹp nhiều, nong niệu đạo thất bại.
3. Dự phòng:
- Hạn chế tối đa việc đặt, lưu ống thông niệu đạo lâu ngày.
- Chăm sóc tốt miệng sáo, ống thông niệu đạo khi bệnh nhân đặt ống thông niệu đạo.
- Chăm sóc, vệ sinh tốt bao quy đầu khi nong bao quy đầu cho trẻ em.
- Chăm sóc vệ sinh tốt khi bệnh nhân cắt bao quy đầu.
- Quan hệ tình dục an toan, vệ sinh dương vật sau quan hệ tình dục, sau đi tiểu tiện.
Hình ảnh trên: Bệnh nhân nam, 29 tuổi có tiền sử cắt bao quy đầu từ nhỏ. Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu 10 năm nay không đỡ. Sau nong niệu đạo nội soi tại bệnh viện ĐHY Hà nội thành công đã trở về cuộc sống bình thường.
Bài viết liên quan:
1. Tán sỏi niệu đạo - Sỏi niệu đạo nam giới
2. Điều trị hẹp niệu đạo bằng phương pháp nong niệu đạo nội soi
3. Hẹp niệu đạo ( ở nam giới)ThS.BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt bạn vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn
20/10/2024 - 19:38:59
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật hạ tinh hoàn nôi soi
11/11/2022 - 23:02:35
- Điều trị rối loạn cương dương ít xâm lấn
26/09/2022 - 15:24:03
- Hình ảnh hẹp niệu đạo nam giơi trên phim chụp XQ xuôi dòng và ngược dòng
05/06/2022 - 21:41:28
- Tại sao thoát vị bẹn có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới
24/03/2022 - 22:52:13