Hỗ trợ điều trị táo bón bằng dinh dưỡng và vật lý trị liệu
Táo bón là triệu chứng, không phải là bệnh. Nhưng táo bón lại gây cho bệnh nhân nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu coi hệ tiêu hóa là một long máng thì phân di chuyển trong hệ tiêu hóa phần đại tràng là một xe trượt, nếu coi hệ tiêu hóa là một dòng sông thì dịch tiêu hóa, phân là những hạt cát hay những cành cây đang trôi từ thượng lưu xuống hạ lưu ( Trực tràng) và chờ tống xuất qua một van sả ( Cơ thắt hậu môn). Sự lưu thông và bài xuất phân cần dựa vào nhiều yếu tố: Sự co bóp của trực tràng – hậu môn, áp lực của ổ bụng khi đi ngoài, tính chất của phân,…
Tính chất của phân phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của bệnh nhân. Sự đồng vận tống xuất phân sẽ được hỗ trợ qua vận động cơ thắt hậu môn - trực tràng và tăng áp lực ổ bụng. Sự di chuyển phân xuống trực tràng phụ thuộc nhiều vào sự co bóp của nhu động hệ tiêu hóa và co bóp cơ trơn đại tràng. Chính vì vậy, nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với phương pháp vật lý hỗ trợ nhu động đại tràng, áp lực ổ bụng sẽ rất thuận lợi cho điều trị cho điều trị táo bón.
Chế độ ăn:
Nước: Lượng nước cung cấp không những đủ cho cơ thể mà còn phải thừa để có tác dụng làm mềm phân trong đại tràng. Uống nước không phải theo nhu cầu, mà phải bắt buộc thực hiện theo chế độ nhất là ở người cao tuổi.
- Tại sao người bệnh ngại uống nước? ( Xin được trình bày ở phần sau)
Chất xơ:
- Chất xơ tinh bột: Chứa trong các loại rau, của quả chín như: Khoai lang, khoai tây, khoai môn, chuối, đu đủ,...
--> Chất xơ tinh bột rất tốt cho quá trình đào thải phân trong ống tiêu hóa. Chúng được coi như là những hạt cát trong lòng sông vậy. Các hạt cát đương nhiên rất dễ di chuyển trong lòng sông, đặc biệt nếu lòng sông có nhiều nước.
- Chất xơ dây: Chứa trong các loại rau quả như: ổi, hồng xiêm, rau măng, rau bí,... chất xơ này không tiêu được hoặc không tiêu hết trong đường tiêu hóa. Chúng ta tưởng tượng chất xơ dây như những cành cây trong lòng sông, rất khó di chuyển trong lòng ruột non, đại tràng. Mặt khác khi khuôn phân chứa nhiều chất xơ dây gây khó đi đại tiện, đại tiện phân máu, đại tiện đau do phân quá rắn gây rách niêm mạc hậu môn - trực tràng hoặc các búi trĩ.
Chất bôi trơn niêm mạc ruột: Chất bôi trơn trong niêm mạc ruột rất quan trọng, nó có tác dụng giảm ma sát giữa khối phân với niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ vậy, khối phân rất dễ di chuyển trong lòng ruột non, đại - trực tràng.
- Các loại thức ăn, rau, hạt chứa chất nhày, chất bôi trơn: Rau mùng tơi, lá rau khoai lang, dầu lạc, hạt vừng,...
II. Phương pháp vật lý trị liệu:
Vận động liệu pháp: Khi cơ thể hoạt động sẽ bắt buộc cơ quan tiêu hóa phải hoạt động. Nhu động của ống tiêu hóa tăng lên làm tăng vận tốc di chuyển phân trong đại tràng xuống trực tràng.
- Vận động tốt, sẽ hỗ trợ cho áp lực ổ bụng qua sự gắng sức của cơ hoành, cơ của thành bụng trước - bên, cơ sàn chậu,...
- Bản thận bệnh nhân khi tập luyện sẽ làm tăng hoạt động của hệ hô hấp, tăng thể tích dự trữ khi nhịn thở trong khi gắng sức rặn, tống phân ra khỏi trực tràng - hậu môn.
- Tăng vận động, chạy nhảy cũng có tác dụng một phần làm phân di chuyển xuống thấp theo trọng lực.
Vận động thụ động cho hệ tiêu hóa: Bằng những động tác thông thường kích thích vào ruột non, đại tràng sẽ làm tăng lưu thông dịch tiêu hóa ở ruột non và phân ở đại tràng. Các động tác có thể tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi: Xoa bụng, mát - xa bụng theo chiều kim đồng hồ, vuốt dọc theo chiều đi của khung đại tràng từ bên (P) sang bên trái vừa có tác dụng chống đầy hơi, cảm giác khó tiêu lại có tác dụng giúp phân di động tốt trong lòng đại tràng.
III. Điều trị bệnh nguyên:
Bệnh do ngại uống nước: Bí tiểu do u phì đại, hẹp niệu đạo, sa tử cung - bàng quang,...
Bệnh ở hậu môn - trực tràng: Nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, hẹp hậu môn,...
Bệnh gây mất nước: Các bệnh nhiễm trùng; đái tháo nhạt,..
Bệnh rối loạn chuyển hóa: Tăng Ca máu, hạ Kali máu, bệnh Porphyria, suy giáp,..
Mỗi bệnh nhân mắc chứng táo bón được chẩn đoán tại trung tâm HIFU và các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại BV ĐHY Hà nội, được chúng tôi tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Sau 1 - 2 tuần khám lại, đa số đã cải thiện được tình trạng táo bón và góp phần điều trị các bệnh do táo bón gây ra: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn,...
Bài viết liên quan:
Xử trí khi bị táo bón
Táo bón – Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán
Tin nổi bật
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Du lịch khám chữa bệnh ở Việt Nam: Tán sỏi thận bằng ống mềm
26/09/2022 - 15:03:06