Hỗ trợ vượt qua thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Lão hóa là quy luật của tự nhiên mà con người không thể tránh khỏi. Thoái hóa khớp là biểu hiện của lão hóa khi mất sự cân bằng tái tạo và phá hủy khớp. Do đó người cao tuổi không thể tránh khỏi bị thoái hóa khớp, có chăng chỉ là khả năng ngăn hay làm chậm quá trình lão hóa khớp mà thôi.
1. Thoái hóa khớp là gì?
-> Là một dạng tổn thương viêm vô khuẩn do tổn hại mặt khớp và sụn khớp. Thoái khớp cũng còn được gọi là viêm khớp thoái hóa.
--> Thoái hóa khớp là bệnh lý hay gặp nhất trong 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau. Đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi thì ai cũng bị, đa phần là nhiều khớp tùy thuộc vào công việc, hoàn cảnh lao động, sinh hoạt... mà có những vị trí thoái hóa khớp khác nhau.
--> Các khớp hay bị thoái hóa do hoạt động chịu lực hàng ngày: Khớp háng, khớp gối, các khớp ở cột sống, khớp bàn tay, bàn chân.
2. Tự chẩn đoán thoái hóa khớp ở người cao tuổi:
Bạn có thể tự chẩn đoán sơ bộ thoái hóa khớp gối với những biểu hiện như sau qua khai thác triệu chứng cơ năng:
- Đau, hạn chế vận động của khớp.
- Khi khớp vận động, có thể nghe thấy tiếng : lạo xạo, khục,...
- Khớp có thể sưng, nề, căng,..
- Loại trừ tạm thời viêm khớp gối nhiễm khuẩn: Nếu không có tiêm, chích thuốc, dịch vào ổ khớp.
- Loại trừ viêm khớp chấn thương: Nếu không có va đập vào vùng khớp đang đau.
Bạn sẽ được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp khi đến khám tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp:
- Bác sĩ sẽ hỏi để khai thác triệu chứng cơ năng:
- Bác sĩ sẽ khám vận động khớp lành và " nghi bệnh": Cả chủ động lẫn thụ động ---> Đánh giá sự hạn chế vận động của khớp, tổn thương khớp thoái hóa.
- Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá hệ cơ, thần kinh mạch máu liên quan tới khớp mắc bệnh để chẩn đoán loại trừ,...
- Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá, chẩn đoán xác định thoái hóa khớp:
+ Siêu âm khớp: Đánh giá lượng dịch và tính chất dịch ở khớp, phần mềm xung quang khớp,...
+ XQ khớp: Đánh giá mức độ tổn thương khớp qua các " gai, chồi xương", mức độ loãng xương,..
+ Đo mật độ xương: Đánh giá mức độ loãng xương,..
3. Khi điều trị, đòi hỏi gì từ bạn?
Hãy chấp nhận, vì đó là sự thật không thể tránh khỏi.
- Bạn đã là người cao tuổi, bạn không thể tránh khỏi quy luật: " Sinh, lão, bệnh, tử". Bạn chỉ có thể kéo dài thời gian lão hóa, hạn chế sự lão hóa cơ quan, trong đó có thoái hóa khớp.
b. Lạc quan, nghị lực là liều thuốc lớn để vượt qua:
- Hãy cho rằng, thoái hóa khớp là điều bình thường và bác sĩ sẽ giúp bạn làm thuyên giảm hay biến mất các cảm giác khó chịu khi bị thoái hóa khớp. Bằng nỗ lực của bạn, bạn có thể vượt qua được các trở ngại khi vận động trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động thường ngày.
c. Cân đối lại kinh phí điều trị: Lương, bảo hiểm,…
- Bạn không muốn phiền muộn tới mọi người, bạn chưa muốn người thân phải lo lắng tới sức khỏe cho mình, bạn không muốn con cháu phải tốn kém khi chi trả phí khám, chữa bệnh cho mình. Đương nhiên, điều bạn quan tâm nhất là lượng tiền phải chi trả cho cả quá trình điều trị là bao nhiêu?
- Nếu lúc bạn còn khỏe mạnh, hãy mua các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm sưc khỏe, chí ít là bảo hiểm y tế xã hội.
- Đừng ngần ngại bàn bạc về vấn đề chi phí khi khám chữa bệnh với bạn đời, với con cái. Vì, cứ cố chịu đựng, không khám và chữa bệnh khi bệnh còn nhẹ, để đến giai đoạn bệnh nặng thì bạn sẽ phải chi trả tiền điều trị gấp rất nhiều lần so với giai đoạn đầu của bệnh.
4. Các phương pháp không dùng thuốc?
Dự phòng thoái hóa khớp ngay từ tuổi trung niên, tiền mãn kinh ở nữ giới : Khi tuổi còn trẻ hãy không ngừng nâng cao sức khỏe, tránh thiếu chất, suy dinh dưỡng nhằm có một nguồn dự trữ " về già" trong cơ thể.
Hoạt động: Lao động, thể thao, sinh hoạt hợp lý tránh tổn hại khớp: Khớp là cơ quan vận động liên tục và chịu tải của cơ thể, chính vì vậy nếu hoạt động quá mức sẽ gây vi chấn thương, tổn thương khớp và nhanh chóng gây thoái hóa khớp.
Hạn chế, kiêng và loại bỏ chất kích thích có hại cho cơ, xương khớp: Rượu, bia, thuốc lá,... là những chất nguy hại tới sức khỏe và khớp, xương.
Sử dụng thực phẩm, đồ uống có lợi cho khớp, xương: Sữa, các loại tôm cá,... rất giàu chất sụn cung cấp cho cơ thể --> Xây dựng chế độ ăn - uống hợp lý.
Vật lý trị liệu, liệu pháp phục hồi chức năng: Các loại dụng cụ massage, các bài tập phục hồi chức năng sẽ hỗ trợ cho vận động khớp, cơ xung quang khớp được thư giãn, tăng lưu thông máu tới khớp sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi, khớp đỡ sưng, giảm đau.
Sản phẩm chức năng: Các loại sản phẩm được chế biến từ nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ thảo dược vừa có tác dụng chữa thoái hóa khớp: Giảm đau, tái tạo khớp,...
5. Khi nào bạn cần nhập viện để điều trị?
- Bạn nên nhập viện khám khi: Đau nhiều khớp, điều trị tại nhà theo đơn không đỡ.
- Bạn sẽ được khuyến cáo nhập viện: Khi được chẩn đoán thoái hóa các khớp lớn mà có các bệnh lý khác kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp không ổn định.
- Bạn cũng sẽ được chỉ định nhập viên khi thoái hóa khớp có biền chứng: Viêm tràn dịch khớp, bề mặt khớp có nhiều " chồi xương", hư biến khớp nặng trên XQ kèm triệu trứng hạn chế khớp trên lâm sàng,...
--> Nhập viện điều trị là điều không mong muốn, nhưng đừng nên chần trừ vì điều trị muộn, bạn sẽ tăng thời gian nằm điều trị, kết quả điều trị thấp, tăng chi phí.
Tin nổi bật
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Du lịch khám chữa bệnh ở Việt Nam: Tán sỏi thận bằng ống mềm
26/09/2022 - 15:03:06