Rối loạn hấp thu trên những bệnh nhân sau phẫu thuật can thiệp vào hệ tiêu hóa
Đây là một biến chứng luôn có trên bệnh nhân phải can thiếp phẫu thuật vào hệ tiêu hóa... Ảnh hưởng của sự rối loạn hấp thu lên cơ thể phụ thuộc vào bệnh lý tiêu hóa đã can thiệp, các bệnh lý khác kèm theo... Chính vì vậy, khi đánh giá chính xác được các yếu tố nguy cơ của rối loạn hấp thu sau phẫu thuật sẽ cho chúng ta chiến lược, liệu pháp dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, kinh tế của bệnh nhân.
1. Định nghĩa rối loạn hấp thu: rối loạn hấp thu khi lượng mỡ hiện diện trong phân vượt quá 14 g mỡ/ngày.
2. Nguyên nhân rối loạn hấp thu:
· Do hấp thu không đầy đủ:
- Đi tiêu phân mỡ sau phẫu thuật cắt dạ dày.
- Thiếu hụt hoặc men lipase bị bất hoạt do các bệnh của tụy tạng hoặc hội chứng Zollinger - Ellison.
· Do giảm nồng độ muối mật/ruột:
- Các bệnh gan.
- Loạn khuẩn đường ruột.
- Gián đoạn tuần hoàn gan - ruột của muối mật trong bệnh Crohn hoặc phẫu thuật cắt hồi tràng.
- Lạm dụng thuốc Neomycine, Calci Carbonate, Cholestyramine.
· Do giảm bề mặt hấp thu:
- Phẫu thuật cắt bỏ ruột hoặc nối Bypass.
- Phẫu thuật nối thông dạ dày - hồi tràng (Gastroileotomy).
· Do tắc hệ bạch dịch của mạc treo ruột:
- Bệnh Intestinal Lymphangiectasy.
- Lymphoma trong ổ bụng.
· Do rối loạn hệ tim mạch:
- Viêm màng tim co thắt.
- Suy tim ứ huyết.
- Suy tuần hoàn mạc treo ruột.
· Do tổn thương niêm mạc ruột:
- Do nguyên nhân viêm nhiễm: bệnh Crohn, amyloidosis, seleroderma, lymphoma, viêm ruột do tia xạ, viêm ruột tăng eosinophile, tropical sprue, bệnh thương hàn, bệnh collagen, bệnh sprue, bệnh Whipple, mastocytosis, dermatitis, herpestiform.
- Do rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa như Celiac sprue, thiếu men saccharidase, bệnh hypogammaglobuline, bêta lipoprotein, bệnh Harnup, bệnh Cystinuria và Monosaccharides malabsorption.
· Do bệnh nội tiết:
Bệnh đái tháo đường, thiểu năng phó giáp, ưu năng tuyến giáp, suy tuyến thượng thận.
3. Các phẫu thuật tiêu hóa gây rối loạn hấp thu:
a. Phẫu thuật can thiệp vào ống tiêu hóa:
- Phẫu thuật thực quản, tạo hình thực quản.
- hẫu thuật cắt đoạn, cắt toàn bộ dạ dày.
- Phẫu thuật cắt đoạn, cắt toàn bộ đại tràng.
- Phẫu thuật cắt đoạn, hay gần toàn bộ hỗng, hồi tràng
- Phẫu thuật mở thông ống tiêu hóa: Mở thông dạ dày, hỗng tràng, hồi tràng,…
à Các phẫu thuật này: Làm giảm bề mặt diện tích hấp thu, giảm thời gian lưu thông của dịch tiêu hóa gây mất dịch, mất những vùng hấp thu đặc hiệu các vi chất, vitamin ( dạ dày, đoạn cuối hồi tràng…)…
b. Phẫu thuật can thiệp vào tuyến của hệ tiêu hóa:
- Phẫu thuật đường mật: Mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr, Dẫn lưu túi mật, dẫn lưu đường mật ra da…
- Phẫu thuật cắt thùy gan,…
- Phẫu thuật cắt khối tá tụy, cắt thân đuôi tụy,…
à Các phẫu thuật này làm mất một phần lượng muối mật, dịch tụy, dịch tiêu hóa, các enzym tiêu hóa thức ăn...
Sau mổ, hệ thống ống tiêu hóa bị tổn thương tạm thời hay vĩnh viễn sẽ gây giảm hấp thu:
- Lipid, Protid, Glucid, chất khoáng, vitamin,…
Sau phẫu thuật tiêu hóa:
+ Bệnh nhân thường ăn kém do đau, do mất sức… chính vì vậy giảm khối lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
+ Bệnh nhân đều phải dùng kháng sinh, giảm đau gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, cũng gây giảm hấp thu dinh dưỡng.
4. Hậu quả của rối loạn hấp thu sau mổ:
- Thiếu chất để tái tạo các miệng nối, vết mổ gây rò tiêu hóa.
- Tăng thời gian phải nằm viện điều trị, tăng chi phí y tế…
- Tử vong do suy giảm hệ miễn dịch vì thiếu chất, do bội nhiễm – nhiễm trùng bệnh viện..
5. Hậu quả của rối loạn hấp thu khi bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng:
- Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất…
- Suy giảm chất lượng cuộc sống…
- Suy nhược cơ thể, rối loạn tâm lý.
- Suy giảm thể lực, giảm khả năng lao động sản xuất,..
- Suy giảm cuộc sống tình dục: Yếu sinh lý, rối loạn kinh nguyệt,..
6. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ống tiêu hóa:
- Ăn đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng, vi chất và vitamin.
- Ăn nhiều bữa, dễ tiêu tránh táo bón và tiêu chảy.
- Ăn theo sở thích, ngon miệng
- Bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm: Thực phẩm chức năng giàu năng lượng, giàu vitamin và khoáng chất; các loại Multivitamin,…
- Bổ sung dinh dưỡng qua nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết.
- Các loại đồ ăn – thực phẩm nên tránh:
+ Rau quả có nhiều chất xơ: Rau bí, măng, ổi, cóc,..
+ Ngũ cốc khô, hạt khô hấp thu nhiều nước,..
+ Thịt nhiều mỡ, thịt dai, xương nghiền – băm..
+ Tránh đồ uống có nhiều khí gaz gây đầy hơi,..
+ Đồ ăn gây dị ứng, không hợp khẩu vị của bệnh nhân.
- Các loại đồ ăn được sử dụng cho bệnh nhân:
+ Giàu năng lượng và vi chất, nhuận tràng…
+ Có tác hỗ trợ một phần điều trị, dự phòng bệnh.
+ Hợp khẩu vị của bệnh nhân.
- Ăn làm nhiều bữa, ăn tăng dần số lượng ngay sau mổ ( Khi có thể ăn được, qua sond dạ dày, qua mở thông, ăn tự nhiên) theo ngày
- Cho bệnh nhân ăn: Hỗ trợ khi bệnh nhân yếu, tích cực bệnh nhân tự ăn,…
Bệnh nhân sau ra viện cần được tư vấn đề duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao thể trạng, tránh tái phát bệnh,…
Tại bệnh viện ĐHY Hà nội, các bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa đều được nhân viên y tế, bác sĩ tư vấn chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý và kinh tế nhất góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị bệnh sau mổ, dự phòng biến chứng, di chứng sau mổ,,, đặc biệt là tránh tái phát bệnh như sỏi mật, sỏi tụy, viêm loét dạ dày,…
Tin nổi bật
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Du lịch khám chữa bệnh ở Việt Nam: Tán sỏi thận bằng ống mềm
26/09/2022 - 15:03:06