Táo bón – Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán
I. Đại cương: Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh và là một trong những vấn đề sức khỏe duoc bệnh nhân than phiền nhiều nhất. Táo bón là một rối loạn phổ biến nhu động ruột thường là mãn tính và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đồng thời là sự tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc khám và chữa bệnh. Táo bón được gọi là mãn tính nếu nó xảy ra lớn hơn trong 12 tuần trong 1 năm trước đó, mặc dù những tuần không liên tiếp. Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng hữu ích cho việc chẩn đoán táo bón. Chỉ tiêu đánh giá thường dùng là tần số đại tiện: ít hơn 3 đi tiêu mỗi tuần. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Rome, lần đầu giới thiệu vào năm 1988 và sửa đổi sau hai lần (Rome III), đ&am
I. Đại cương:
Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh và là một trong những vấn đề sức khỏe duoc bệnh nhân than phiền nhiều nhất. Táo bón là một rối loạn phổ biến nhu động ruột thường là mãn tính và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đồng thời là sự tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc khám và chữa bệnh. Táo bón được gọi là mãn tính nếu nó xảy ra lớn hơn trong 12 tuần trong 1 năm trước đó, mặc dù những tuần không liên tiếp. Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng hữu ích cho việc chẩn đoán táo bón. Chỉ tiêu đánh giá thường dùng là tần số đại tiện: ít hơn 3 đi tiêu mỗi tuần. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Rome, lần đầu giới thiệu vào năm 1988 và sửa đổi sau hai lần (Rome III), đã trở thành định nghĩa tiêu chuẩn của táo bón.
Tiêu chuẩn Rome III yêu cầu một bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây của táo bón trong 3 tháng trước để chẩn đoán:
Ít hơn 3 lần đại tiện mỗi tuần
Căng thẳng
Phân cứng / sần
Cảm giác của tắc nghẽn hậu môn trực tràng
Cảm giác đi tiêu không “trọn vẹn”
Cần vận động mạnh hơn cần bình thường trong khi đại tiện.
II. Sinh lý bệnh:
Táo bón có thể bắt nguồn chủ yếu từ bên trong đại tràng và trực tràng hoặc có thể có nguồn gốc bên ngoài.
Nguyên nhân bên trong trực tràng và đại tràng bao gồm:
Tắc nghẽn ruột (u, volvulus, hẹp)
Làm chậm nhu động đại tràng, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc nhuận tràng mãn tính
Đường ra tắc nghẽn (giải phẫu hoặc chức năng) – đường ra tắc nghẽn có thể xuất phát từ lồng ruột, sa trực tràng, hoặc có thể xuất phát từ sự rối loạn co thắt cơ vòng khi phân đến phần thấp của trực tràng, liên quan nhiều đến thần kinh của khu vực này.
Bệnh Hirschsprung ở trẻ em
Bệnh Chagas
Các yếu tố bên ngoài đại tràng liên quan đến táo bón bao gồm bao gồm thói quen ăn uống không khoa học, thường nghèo chất xơ và ít uống nước hoặc sử dụng quá nhiều caffein hoặc rượu, thuốc men, hệ thống nội tiết, bệnh thần kinh, và các vấn đề tâm lý, bệnh nghề nghiệp.
III. Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây táo bón thường là kết hợp nhiều yếu tố, nhưng nó có thể được phân chia thành 2 nhóm chính: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
1. Táo bón nguyên phát: chia làm 3 loại:
Normal-transit constipation (NTC): phân di chuyển trong đại tràng với tốc độ bình thường nhưng bệnh nhân cảm thấy khó đi cầu.
Slow-transit constipation (STC): đi tiêu thường xuyên, lượng phân ít, hoặc căng thẳng khi đi vệ sinh. Nó xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân nữ.
Rối loạn chức năng sàn chậu: tổn thương ở sàn chậu hay rối loạn các cơ vòng, bệnh nhân thường có cảm giác đi cầu không “trọn vẹn”, không thoải mái.
2. Táo bón thứ phát:
Các vấn đề chế độ ăn uống có thể gây táo bón.
Nứt hậu môn, trĩ huyết khối, hẹp đại tràng, khối u cản trở, volvulus, và megarectum vô căn.
Bệnh hệ thống có thể gây táo bón bao gồm những đặc điểm điển hình của cơ chế tự miễn và diễn tiến nặng nề.
Thuốc có thể gây táo bón bao gồm:
Thuốc chống trầm cảm (ví dụ, thuốc chống trầm cảm chu kìvà thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs])
Kim loại (ví dụ như, sắt và bismuth)
Anticholinergics (ví dụ, benztropine và các trihexyphenidyl)
Opioid (ví dụ, codeine và morphine)
Thuốc kháng acid, ví dụ, (hợp chất nhôm và canxi)
Thuốc chẹn kênh canxi (ví dụ, verapamil)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs, ví dụ như ibuprofen, diclofenac)
Giao cảm (ví dụ, pseudoephedrine)Cholestyramine và thuốc nhuận tràng kích thích (sử dụng lâu dài) – Mặc dù thuốc nhuận tràng thường được sử
Nhiễm độc chì.
Các vấn đề tâm lý (ví dụ, trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống) cũng có thể góp phần vào sự tiến triển của táo bón.
IV. Dịch tể học:
Táo bón mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 63 triệu người ở Bắc Mỹ. Khoảng12% người trên toàn thế giới bị táo bón tự xác định được, người dân ở châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương bị gấp đôi so với các châu Âu.
Tỷ lệ tử vong / bệnh suất: hầu hết các bệnh nhân bị táo bón có thể được điều trị y tế, khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân hoàn toàn suy nhược.
Giới tính: Tỷ lệ nam:nữ là khoảng 01:03.
Tuổi: Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với 30-40% của những người lớn hơn 65 tuổi.
V. Thăm khám và cận lâm sàng:
Bác sĩ có thể sẽ hỏi một số câu hỏi, khám, và thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra những nguyên nhân khả dĩ có thể gây ra táo bón.
Những câu hỏi thường sử dụng để đánh giá bệnh cảnh táo bón:
Thói quen đi cầu bình thường của bạn như thế nào?
Bạn cảm thấy khó khăn khi tống phân ra ngoài từ bao lâu rồi?
Lần cuối cùng bạn đi cầu là vào lúc nào?
Bạn có thể trung tiện được không?
Bạn có thấy những cơn đau xuất hiện ở bụng hay ở hậu môn hay không?
Bạn có thể dùng ngón tay để chỉ vị trí đau được không?
Bạn có thể mô tả cơn đau bụng của bạn được không?
Bạn có chú ý thấy những thay đổi về nhiệt độ cơ thể của mình không?
Bạn đã thử những loại thuốc nào? Nó có tác dụng không?
Bạn có thường phải dùng thuốc nhuận trường hay thụt rửa? Nếu có thì bạn thường dùng loại nào và bao nhiêu viên mỗi ngày?
Bạn có cảm thấy luôn phải cần dùng đến thuốc nhuận trường để có thể đi cầu được?
Bạn có những triệu chứng nào khác không?
Bạn có cảm thấy ăn mất ngon không?
Bạn có bị thay đổi cân nặng không?
Bạn có cảm thấy dễ chịu hơn sau khi đi cầu không?
Bạn có cảm thấy bệnh? Buồn nôn hay không?
Bạn có từng phải nhập viện hoặc phải đi khám bệnh do tình trạng tương tự bao giờ chưa?
Bạn có mang thai không?
Bạn có hút thuốc không? Bạn bắt đầu hút thuốc khi nào? Bạn hút bao nhiêu điếu một ngày?
Bạn có uống rượu, trà, cafe hay không?
Bạn có dùng thuốc gây nghiện hoặc những loại thuốc điều trị khác không?
Bạn có từng phải trải qua phẫu thuật không? Phẫu thuật gì? Khi nào?
Bạn có bị đau khớp, bệnh về mắt, đau lưng và cổ, hoặc những thay đổi về da hay không?
Bạn có thường cảm thấy thích khí hậu ấm hơn không?
Bạn có thường cảm thấy mệt mỏi không?
Có người thân nào của bạn bị táo bón hoặc ung thư ruột không?
Khám bụng, hậu môn, và những hệ cơ quan khác của cơ thể bao gồm hệ thần kinh, tuyến giáp (tìm bướu cổ), và hệ cơ xương. Khám những phần nào là tùy thuộc vào những câu trả lời bệnh nhân ở phía trên và những tiền sử có thể gợi ý ra một số bệnh.
Quyết định xem cần phải thực hiện loại xét nghiệm nào dựa trên các triệu chứng, bệnh sử, và kết quả khám. Những xét nghiệm sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân thật sự của vấn đề. Những xét nghiệm thường được dùng nhất có thể bao gồm:
Trong phòng thí nghiệm:
Khám nghiệm phân dưới kính hiển vi.
Công thức máu toàn bộ và phết máu.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nếu như nghi ngờ suy giáp.
Hình ảnh:
Chụp phim X quang ngực và bụng thẳng có thể cho thấy khí tự do đi qua từ lỗ thủng ở ruột hoặc những dấu hiệu tắc nghẽn ở ruột.
Thụt tháo bằng barit: có thể cho thấy kích thước bình thường của ruột già.
Quan sát sự di chuyển của thức ăn – có thể chỉ ra được khoảng thời gian chuyển tiếp bị kéo dài hoặc chậm trễ.
Thủ thuật:
Soi trực tràng xích ma: có thể giúp phát hiện những bệnh trong trực tràng và phần thấp của đại tràng.
Soi đại tràng: bằng cách khám trong, có thể xác định được chẩn đoán bệnh nhân có bị hội chứng ruột kích thích hay không bằng cách loại trừ những tình trạng bệnh nguy hiểm hơn, đồng thời lấy ra một mẫu mô để làm sinh thiết nhằm khảo sát sâu hơn để xác định những nguyên nhân ẩn phía sau triệu chứng khai thác được.
Các bài viết liên quan:
1. Mùa lạnh, mùa táo bón và nứt kẽ hậu môn của người cao tuổi
2. Xử trí khi bị táo bón
3. Hỗ trợ điều trị táo bón bằng dinh dưỡng và vật lý trị liệu
Tin nổi bật
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Du lịch khám chữa bệnh ở Việt Nam: Tán sỏi thận bằng ống mềm
26/09/2022 - 15:03:06