Viêm mào tinh hoàn cấp
Đau bìu cấp thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có bệnh viêm mào tinh hoàn cấp. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh biến chứng: abces mào tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh dẫn đến vô sinh, đau bìu do viêm tinh hoàn mạn tính,...
1. Định nghĩa: Là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính khu trú ở mào tinh hoàn
2. Các nguyên nhân thường gặp:
a. Nhiễm khuẩn: Lậu, giang mai, Chlamydia,…
b. Virus: Quai bị, Cytomagavirus
c. Lao:
d. Viêm không đặc hiệu: Viêm tinh hoàn hạt, ứ máu do giãn tĩnh mạch tinh, sau chấn thương tinh hoàn.
e. Ký sinh trùng: Giun chỉ, nấm (candidiasis, aspergillosis, histoplasmosis, coccidiomycosis, blastomycosis, và actinomycosis), Rickettsia,…
3. Chẩn đoán:
a. Cơ năng: Đau tức ở bìu đột ngột, đau lan lên bẹn và hạ vị. Có thể kèm theo đái buốt, đái rắt, đái khó,…
b. Toàn thân:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao có kèm buồn nôn hoặc nôn.
- Biểu hiện vẻ mặt nhiễm trùng: Môi khô, hơi thở hôi, lười bẩn ( Nếu nhiễm trùng nặng) và thái độ lo lắng, bộ mặt nhăn nhó, khó chịu do đau.
- Đi lại có vẻ chậm chạp, hạn chế cử động nhanh do đau vùng bìu-bẹn.
c. Thực thể:
- Da bìu 1, 2 bên: Đỏ rực, phù nề, căng. Còn phạn xạ cơ bìu.
Hình ảnh: Bìu (P) căng, đỏ khi mào tinh bị viêm
- Sờ nắn:
+ Tinh hoàn và mào tinh hoàn bên bìu không đau bình thường.
+ Tinh hoàn bên mào tinh viêm thường không to, mềm, ấn tức.
- + Mào tinh hoàn viêm: To toàn bộ hay chỉ to ở đầu hoặc đuôi, nắn rất đau. Nâng bìu lên cao bệnh nhân cũng đỡ đau.
- Khám tuyến mang tai, tuyến dưới hàm
- Khám các cơ quan khác: Tiết niệu, hô hấp…
-
d. Cận lâm sàng:
- Chẩn đoán hình ảnh:
+ Siêu âm: Đánh giá tinh hoàn với hình ảnh: Tinh hoàn bình thường 2 bên, Mào tinh viêm: Tăng kích thước, tăng tưới máu, có thể có ổ giảm âm do thiếu máu, hoại tử.Có giá trị chẩn đoán với: Xoắn thừng tinh, viêm tinh hoàn,..……. Thám sát các cơ quan khác về hệ tiết niệu, tổ chức xung quanh.
+ CTOB – MRI Tiểu khung – Tinh hoàn: Cho hình ảnh chính xác hơn, ngoài ra có thể chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác: U mào tinh, ….
- XN tìm nguyên nhân: Test Lậu, Giang mai; Soi – nuôi cấy vi khuẩn từ tinh dịch,….
- XN dùng để điều trị và theo dõi: CTM, …..
4. Điều trị:
a. Nội khoa: Đa số
Hình ảnh: Bìu trở về bình thường khi viêm mào tinh hoàn cấp được điều trị ổn đinh.
b. Ngoại khoa: Chỉ định hạn chế do điều trị thường có hiệu quả bằng thuốc nội khoa. Chỉ định khi: Viêm mào tinh abces hóa vỡ ra ngoài; chuyển thành viêm mạn và gây đau bìu mạn tính mà thuốc nội khoa không có hiệu quả,…
Điều trị viêm mào tinh hoàn cần lưu ý tới: Chẩn đoán được nguyên nhân, tạo tâm lý tin tưởng, sử dụng thuốc đúng phác đồ - liều lượng - thời gian,... tránh hiện tượng kháng thuốc và chuyển thành viêm mào tinh hoàn mạn tinh.
Các bài viết liên quan:
1. Phẫu thuật bóc nang nước thừng tinh ở trẻ em
2. Viêm tinh hoàn cấp
ThS.BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt bạn vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn
20/10/2024 - 19:38:59
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật hạ tinh hoàn nôi soi
11/11/2022 - 23:02:35
- Điều trị rối loạn cương dương ít xâm lấn
26/09/2022 - 15:24:03
- Hình ảnh hẹp niệu đạo nam giơi trên phim chụp XQ xuôi dòng và ngược dòng
05/06/2022 - 21:41:28
- Tại sao thoát vị bẹn có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới
24/03/2022 - 22:52:13