Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân cắt bàng quang toàn bộ - bán phần, bóc u – cắt tuyến tiền liệt toàn bộ,…
Phẫu thuật vùng tiểu khung là một trong những phẫu thuật lớn và khó. Chính vì vậy để góp phần vào sự thành công của quá trình điều trị các bệnh lý phải phẫu thuật này thì nhân viên y tế phải nắm rõ những quy tắc cụ thể của quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh nhân, đặc biệt như phẫu thuật: Cắt bàng quang toàn bộ hay bán phần, cắt - bóc u tuyến tiền liệt,... Hiện nay, đối với những bệnh nhân sau cắt bàng quang toàn bộ tại BV Đại hoc Y Hà nội đã được sử dụng túi bàng quang nhân tạo - áp lực âm rất có hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gấp nhiều lần so với các phương pháp chăm sóc khác.
Đại cương:
· Đây là những phẫu thuật lớn, mất nhiều máu.
· Hậu phẫu, chăm sóc kéo dài.
Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ngay sau mổ:
- Tiếp nhận bệnh nhân – hồ sơ, đánh giá ý thức và tri giác.
- Đo và đánh giá các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ…
- Vận chuyển bệnh nhân sang giường điều trị, cố định tốt các ống dẫn lưu, dịch truyền vào nuôi dưỡng,…
- Thực hiện y lệnh, đánh giá lượng dịch vào - ra: Thuốc, dịch truyền, dịch dẫn lưu, sond tiểu, dẫn lưu niệu quản,…
- Vận động tại giường.
- Chế độ dinh dưỡng: Nuôi bằng dịch truyền, cho ăn chất dễ tiêu khi có trung tiện,..
Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu ổn định:
- Tiếp tục theo dõi theo y lệnh, thực hiện thuốc theo y lệnh.
- Chú ý theo dõi các chỉ số sinh tồn.
- Đánh giá dẫn lưu ổ mổ hàng ngày: Số lượng, màu sắc,…
- Lắng nghe những than phiền, khó chịu của bệnh nhân.
- Vận động: Tập thở, tập vận động tại giường theo y lệnh của bác sĩ phục hồi chức năng,…
- Chế độ ăn: Dễ tiêu, theo nhu cầu, giàu năng lượng,..
- Vệ sinh cá nhân tại giường – bệnh phòng…
- Rút dẫn lưu ổ mổ khi dịch ra ít ( 48 – 72h ).
- Cắt chỉ vết mổ: 7 – 10 ngày.
- Nếu cắt bàng quang bán phần, lưu sond tiểu khoảng 2 tuần, chăm sóc sond niệu đạo hàng ngày.
- Nếu cắt bàng quang toàn bộ, đưa 2 niệu quản ra da: Thay sond dẫn lưu niệu quản sau 3 tuần, chú ý bơm rủa 3 ngày / 1 lần.
Các dấu hiệu phải báo cấp cứu:
- Dẫn lưu ra nhiều dịch, nhiều máu.
- Sốt cao:
- Vết mổ tấy đỏ, chảy dịch, phù nề.
- Đau bụng, bụng chướng nhiều.
- Táo bón, bí trung – đại tiện.
- Đau họng, ho, khó thở:
Tư vấn bệnh nhân ra viện:
- Khám bệnh theo hẹn để thay sond dẫn lưu niệu quản.
- Khám và theo dõi bệnh đình kỳ.
- Cách chăm sóc sond dẫn lưu niệu quản.
- Chế độ ăn, vận động, sinh hoạt, làm việc.
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03