Kết hợp Đông – Tây y và Liệu pháp phục hồi chức năng trong chăm sóc, điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt
Bệnh lý tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trưởng thành. Để điều trị bệnh có hiệu quả cần có kiến thức cụ thể ứng tới từng giai đoạn bệnh, cơ địa cụ thể của bệnh nhân, các bệnh lý khác liên quan tới khả năng đi tiểu của bệnh nhân. Kết hợp đa phương pháp trong điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt là bước đột phá trong thế kỷ 21 nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Bệnh lý tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trưởng thành. Để điều trị bệnh có hiệu quả cần có kiến thức cụ thể ứng tới từng giai đoạn bệnh, cơ địa cụ thể của bệnh nhân, các bệnh lý khác liên quan tới khả năng đi tiểu của bệnh nhân. Kết hợp đa phương pháp trong điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt là bước đột phá trong thế kỷ 21 nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Các bài viết liên quan:
1. Hãy hiểu về bệnh lý tuyến tiền liệt sẽ gây rối loạn tiểu tiện ra sao ?
a. Tuyến tiền liệt tăng phát triển khối lượng liệu có gây tiểu tiện khó ?
- Có nhưng bệnh nhân, tuyến tiền có khối lượng rất lớn nhưng tiểu tiện không khó khăn. Ngược lại nhiều trường hợp tuyến tiền liệt không to, to mức độ nhẹ đã xuất hiện đái khó hoặc bí đái.
Hình ảnh: 2 thùy bên của tuyến tiền liệt
· Bàng quang là một khối hình chóp ngươc, khi căng chứa nước tiểu thành hình cầu. Lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang – tuyến tiền liệt là điểm yếu nhất. Cho nên khi đi tiểu, cơ thắt cổ bàng quang – niệu đạo mở ra thì lỗ niệu đạo trong – đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt tạo thành một đường ống thẳng để cho nước tiểu đi qua. Nước tiểu sẽ được bài xuất từ trong giữa khối cầu – nước tiểu ấy ra ngoài, bành quang co bóp nhỏ lại theo các chiều để dồn nước tiểu vào ống thẳng ấy ra ngoài. Vì vậy, khi có sự cản trở vật lý làm mất liên tục của ống niệu đạo tuyến tiền liệt tuyến hay sự che lấp lỗ niệu đạo trong, cũng như ảnh hưởng tới cơ thắt cổ bàng quang, cơ thắt niệu đạo sau sẽ gây ra rối loạn dòng nước tiểu ( Về : giảm lưu lượng bài xuất nước tiểu, sự trào ngược dòng nước tiểu lại bàng quang,...) khi bệnh nhân đi tiểu. Biểu hiện lâm sàng là bệnh nhân đái khó, đái tức, đái lâu hết, đái tia nhỏ,...
· Các vị trí u tuyến tiền liệt gây đi tiểu khó là : Thùy giữa tăng kích thước, tạo thành van, che lấp lỗ niệu đạo trong, cản trở dòng nước tiểu khi bàng co bóp, các khối u ở các thùy khác lồi vào lòng niệu đạo --> Gây hẹp lòng niệu đạo tuyến tiền liệt, cản trở dòng nước tiểu đi ra niệu đạo trước ; các thùy tuyến tiền liệt tăng kích thước làm tổn thương cơ thắt cổ bàng quang hay cơ thắt niệu đạo sau -->Làm suy yếu khả năng đóng mở cơ thắt, gây đái khó hoặc đái rỉ.
--> Cần loại trừ những bệnh lý gây đái khó do : Bàng quang thần kinh, xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo,...
Các thuốc Tây y điều trị chính sử dụng cho bệnh lý tuyến tiền liệt sử dụng những cơ chế sau :
- Chống sự tăng sinh của tuyến tiền liệt qua cơ chế hormon ( ức chế 5- alpha reductase, khiến testosteron không chuyển thành dihydrotestosteron)
- Tăng khả năng điều hòa hoạt động cơ thắt bàng quang – tuyến tiền liệt ( ức chế alpha 1 adrenergic) làm giảm trương lực cơ trơn cở cổ bàng quang.
b. Bệnh tuyến tiền liệt gây ra hội chứng kích thích đường tiết niệu dưới khi nào ?
- Khi mắc bệnh tuyến tiền liệt đa phần gây ứ đọng nước tiểu tại bàng quang tùy mức độ, thời gian mà gây ra hiện tượng viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Biểu hiện lâm sàng của ứ đọng nước tiểu là : Đái buốt, đái rắt, đái đục, đái máu,...Do tồn dư nước tiểu mà hiện tượng đổ đầy bàng quang nhanh chóng được hình thành, tạo ra phản xạ kích thích bàng quang gây buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày ( số lần đi tiểu nhiều lần tỷ lệ thuận với mức độ ứ đọng nước tiểu).
--> Bệnh tuyến tiền liệt lâu ngày dẫn đến hiện tượng bàng quang viêm, tăng sinh các cột cơ. Nếu hiện tượng tắc nghẽn không được giải quyết, hậu quả bàng quang sinh ra nhiều túi thừa, đó là nơi rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác, nếu bàng quang viêm dày, do đi tiểu nhiều lần thì thể tích bàng quang giảm sẽ gây ra hội chứng ‘ bàng quang bé’.
2. Đông y, phương pháp đem lại sự cân bằng cho cơ thể khi mắc bệnh tuyến tiền liệt. Phương pháp điều trị không thể tách rời khi bệnh nhân không có, chưa có chỉ đinh phẫu thuật – can thiệt ngoại khoa :
a. Hiểu đúng nghĩa về tiểu tiện dưới góc nhìn của ‘ Đông y’ : Các bài thuốc Đông y, các thủ thuật Đông y ( châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt...) rất chú trọng tới chức năng của Phế ( Phổi) trong quá trình bệnh nhân đi tiểu, quan tâm tới sực mạnh – bền của các cơ hô hấp, cơ thành bụng, cơ thắt vùng đáy chậu khi bệnh nhân rặn tiểu... Đây là lý luận khoa học vì khi bệnh nhân đi tiểu cần : Nhịn thở, tăng sức rặn của các cơ thành bụng, cơ sàn chậu nhằm đẩy vào đáy bàng quang để dồn tống nước tiểu khi mở cơ thắt bàng quang – niệu đạo. Chính vì vậy, khi điều trị các nhà Đông y chú trọng tới tăng sức bền cho cơ nhục, tăng khả năng hoạt động của phổi – Phế để kéo dài được khả năng dự trữ Oxi khi đi tiểu, hoặc khả năng kìm giữ cơ thắt khi buồn đi tiểu.
b. Sự cân bằng của các cơ quan được tái lập khi sử dụng thuốc đúng cách trong điều trị rối loạn tiểu tiện khi mắc bệnh tuyến tiền liệt : Sự cân bằng âm dương, cân bằng và điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể ( Tăng sức bền của cơ hô hấp – cơ bụng – cơ đáy chậu, tăng chức năng trao đổi khí, tăng thể tích khí dự trự của phổi, tăng sức chịu đựng của tim,...) góp phần rất lớn cho sự hoạt động của bàng quang, giảm khối lượng tuyến tiền liệt ( Chống viêm, giảm tăng sinh tuyến tiền liệt,..)
3. Liệu pháp phục hồi chức năng, tăng khả năng tiểu tiện cho bệnh nhân khi điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt : Phục hồi chức năng sử dụng các bài tập trị liệu nhằm tăng cường khả trao đổi chất của cơ thể, cơ quan qua đó suy trì được sức mạnh của cơ lực, sự chủ động của cơ thắt, tăng sức chịu đựng của cơ thể, tăng khả năng thích nghi của cơ thể với bệnh tật hoặc thay đổi được thói quen sống. Khi sử dụng thuốc Đông hoặc Tây y trong các giai đoạn sớm hay sau phẫu thuật thì liệu pháp phục hồi chức năng càng thúc đẩy quá trình phục hồi khả năng đi tiểu tiện về mức mong muốn cho bệnh nhân.
- Tăng cường khả năng tăng áp lực ổ bụng qua các bài tập cơ bụng.
- Tăng cường rèn luyện cơ thắt bàng quang – niệu đạo : Giúp bệnh nhân có thể nhịn tiểu, tăng khả năng chịu đựng khi bí tiểu. Hoặc sau mổ, bệnh nhân bị đái rỉ, đái không cầm do tổn thương, phù nề cơ thắt bàng quang, niệu đạo thi tập luyện sẽ làm cho cơ thắt nhanh phục hồi.
- Tăng khả năng, sức chịu đựng của cơ thể trước bệnh tật.
Thay đổi lối sống, lựa chọn các bài tập thể dục thể thao, bài tập cơ thắt hậu môn – niệu đạo cho độ tuổi trung niên mà có u tuyến tiền liệt nhỏ chưa gây đái khó, rối loạn tiểu tiện sẽ rất có ý nghĩa cho việc nâng cao chất lượng sống cũng như dự trù bệnh.
--> Vậy, chỉ định phẫu thuật khi nào :
· Sử dụng thang điểm IPSS ( > 20 ) , QoL( > 4) và đánh giá trên siêu âm có sự tắc nghẽn do khối u tăng sinh của tuyến tiền liệt.
· Các bệnh lý kèm theo gây hạn chế khả năng rặn tiểu : Suy tim, hen phế quản, tâm phế mạn... ( Điều trị nội, Đông y hỗ trợ không khỏi, không đỡ,...)
· Sau phẫu thuật cần kết hợp với nội khoa – Đông y, Vật lý trị liệu để cho bệnh nhân nhanh hồi phục.
--> Chỉ đinh điều trị nội – Đông y khi nào :
· Sử dụng thang điểm IPSS ( < 21 ), QoL ( < 5) và đánh giá trên siêu âm tuyến tiền liệt không có sự cản trở, tắc nghẽn do khối u tuyến tiền liệt gây ra.
· Có các bệnh lý kèm theo gây hạn chế khả năng rặn tiểu ở mức độ nhẹ : Suy nhược cơ thể, COPD mức độ nhẹ,…
· Cần kết hợp thường xuyên với vật lý liệu pháp.
Bệnh lý tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện khi nam giới tới độ tuổi trung niên, và ở nam giới cao tuổi là bệnh lý thường gặp. Sự kết hợp đa phương pháp trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt rất có ý nghĩa : chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng sống, hạn chế tối đa chi phí điều trị,…
1. Điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt không phẫu thuật
2. Chẩn đoán và điều trị u phì đại ( Quá sản lành tính tuyến tiền liệt) tái phát
3. Phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt
4. Huấn luyện bàng quang sau mổ cắt đốt u phì đại, xơ cứng cổ bàng quang nội soi. Trước và sau phẫu thuật
5. Hạn chế tiểu đêm ở người cao tuổi
6. TIỂU NHIỀU LẦN ( ĐÁI NHIỀU LẦN ): MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN
7. Hội chứng phụ thuộc Toilet ( nhà vệ sinh)
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03