Nứt kẽ hậu môn ở người cao tuổi
Nứt kẽ hậu môn là bệnh phổ biến, trong đời ai cũng có thể một hoặc nhiều lần mắc phải. Bệnh có thể tự khỏi hay tái phát tùy thuộc mức độ tổn thương hậu môn hay nguyên nhân gây bệnh có được giải quyết hay không. Chẩn đoán và điều trị không khó với những phương pháp đơn giản, hữu dụng với các bác sĩ chuyên khoa.
Nứt kẽ hậu môn là gì ? Là bệnh lý hay gặp trong bệnh lý tiêu hóa do sang chấn, tổn thương các lớp của hậu môn thông thường do phân rắn, cứng gây rách niêm mạc, rách cơ hậu môn gây ra.
Tại sao người cao tuổi hay bị nứt kẽ hậu môn ?
- Trong quá trình bài xuất phân thuận lợi khỏi hậu môn trực tràng cần nhiều yếu tố :
+ Sự co bóp của trực tràng – hậu môn :
+ Tham gia của áp lực ổ bụng :
+ Tham gia của các cơ sàn chậu
+ Tính chất của phân :
+ Thói quen sinh hoạt :
- Người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa các hệ cơ quan trong cơ thể, chính vì vậy sức khỏe cũng đi xuống sẽ ảnh hưởng ngược lại tới mọi cơ quan trong cơ thể. Sự lão hóa các cơ quan, sự suy yếu sinh lý của hệ cơ tham gia vào áp lực ổ bụng và các cơ thắt vùng sàn chậu sẽ làm giảm áp lực tống xuất phân khi bóng trực tràng co bóp và sự giãn nở của cơ thắt hậu môn ( Đương nhiên sự co bóp của trực tràng – hậu môn cũng đã suy giảm). Đã làm cho lực tống xuất phân ra khỏi hậu môn – trực tràng giảm xuống.
- Người cao tuổi, tại trung khu thần kinh cân bằng nước và điện giải cũng suy giảm hoạt động khiến nhu cầu uống nước cũng bị ức chế. Do thiếu nước, hệ tiêu hóa phải tăng hấp thu nước, làm cho sự vận động của phân trong đại tràng khó khăn hơn bởi khối phân sẽ khô cứng hơn. Sự di chuyển của phân sẽ càng chậm nếu khối phân chứa các thành phần chất thải rắn, chất khó tiêu.
- Người cao tuổi, cũng hay thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân nên ngại đi ngoài sẽ làm suy giảm phản xạ co bóp của trực tràng để thải phân ra ngoài trong ngày trong tuần.
Chẩn đoán bệnh dễ dàng : Trong một đời người, ai cũng có đôi lần bị nứt kẽ hậu môn. Nếu tổn thương nhẹ, thông thường có thể tự khỏi. Song, những trường hợp nứt kẽ hậu môn với tổn thương sâu, lớn thì triệu chứng rầm rộ trong đợt cấp, và tái đi tái lại nếu không được điều trị tổn thương nứt kẽ và nguyên nhân gây bệnh.
- Trên nền một bệnh nhân bị táo bón.
- Đi đại tiện khó, phải rặn gắng sức thấy cảm giác : Đau rát đột ngột, dữ dội khi khối phân táo đi qua hậu môn, thấy phân có máu tươi hoặc giấy vệ sinh có máu. Cơn đau kéo dài khoảng 10-15 phút, giảm dần rồi biến mất. Sau 1 vài tiếng dù không đi đại tiện vẫn thấy đau, bệnh nhân nhiều khi phải ngồi ấn mông xuống ghế để chống đau.
- Lần sau đi ngoài, cảm giác sợ sệt, nếu khối phân táo xuất hiện thì lại xuất hiện cơn đau, mức độ đau đớn có thể giảm nhưng cảm giác rát bỏng không hề mất.
- Khi thăm khám hậu môn : Cơ hậu môn co thắt, sờ nắn rất đau, nhìn thấy vết trợt rách có thể từ niêm mạc ăn tới lớp cơ hình vợt, đang rớm máu. Vết loét mạn tính thì bờ gồ lên, xơ chai, có giả mạc.
Hậu quả của bệnh : Khi xuất hiện nứt kẽ hậu môn, phản xạ co thắt hậu môn trực tràng thường xuyên xuất hiện khiến bệnh nhân đau đớn và gây ra nhiều thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Sợ đi ngoài do đau .
- Sợ ăn, chán ăn do ngại đi ngoài gây táo bón.
- Cáu gắt, bực dọc, khó chịu, thay đổi tâm sinh lý.
- Thiếu tập trung trong công việc, đặc biệt những người làm việc văn phòng.
- Không điều trị: Gây hẹp hậu môn, táo bón kinh niên, abces hay rò hậu môn.
Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn đơn giản và hiệu quả :
a. Tâm lý vững vàng : Đừng sợ vì bệnh chữa cũng không quá khó khăn nếu gặp bác sĩ.
b. Chế độ ăn uống phải thay đổi ngay tức khắc : Uống nhiều nước, hạn chế ăn uống các loại thực phẩm, rau quả khó tiêu ( Rau măng, rau bí, ổi, cóc, món sườn – xương băm nhỏ,...). Tích cực ăn các loại rau củ quả có tính chất nhuận tràng, dễ tiêu ( Khoai lang, khoai tây, khoai môn, chuối, đu đủ, lá rau lang, rau mồng tơi,...)
c. Chăm sóc hậu môn khi đi đại tiện : Uống nhiều nước ngay trước khi đi đại tiện 10 – 20 phút, đi đại tiện xong hãy ngâm hậu môn vào nước ấm.
d. Giảm đau trong ngày bằng thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ, đặc biệt là trước khi đi ngoài 5-10 phút.
e. Dùng một số thuốc làm mềm phân, nhuận tràng.
f. Nong hậu môn bằng dụng cụ hay đơn giản là bằng các ngón tay bởi các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng : Trong thủ thuật nên sử dụng thuốc giảm đau tĩnh mạch, và tê tại chỗ à Thông thường, chúng tôi thường nong hậu môn cho bệnh nhân bằng các ngón tay đeo găng, có bôi xylocain dạng gel sau 1 -2 lần là đã có kết quả cao.
Để người cao tuổi không mắc bệnh nứt kẽ hậu môn :
- Sinh hoạt điều độ.
- Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng và chống táo bón.
- Uống nhiều nước ban ngày.
- Kiêng chất kích thích.
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03