Xử trí khi bị táo bón
Táo bón không chừa một ai, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Bị táo bón là phải lệ thuộc và sợ hãi nhà vệ sinh. Khi bạn có biêu hiện của táo bón hãy đi khám để được tư vấn cách xử lý táo bón, tránh thành bệnh mạn tính.
Dẫu không là chuyên gia, nhưng chúng tôi là sự lựa chọn hoàn hảo:
1 | Chúng tôi tư vấn miễn phí qua điện thoại: 0984985753, 01234338886, 01697388654, 0167801406. ( gọi trực tiếp hoặc qua tin nhắn). Khám miễn phí cho trẻ em hàng tuần nếu có liên hệ trước |
2 | Chúng tôi liên hệ, giới thiệu miễn phí các chuyên gia phẫu thuật hàng đầu |
3 | Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm điều trị miễn phí: Táo bón |
1. Thay đổi chế độ ăn uống:
a. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có tác dụng làm mềm phân và giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực. Nếu nhưng bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện ( viêm bàng quang, u tuyến tiền liệt,...) nên uống nước nhiều vào ban ngày, hạn chế vào ban đêm để tránh tiểu đêm gây mất ngủ.
b. Ăn nhiều chất xơ tinh bột: Chất xơ tinh bột chứa trong các loại khoai, củ, quả,... khi được đưa vào ống tiêu hóa có tác dụng làm khuân phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp, chất nhờn của tinh dầu ( vừng, lạc, dừa,...) của các loại lá có độ nhớt cao ( nước rau mùng tơi, lá rau lang,...) và chất xơ tinh bột cũng có tác dụng hấp thu nước để tự làm mềm khối phân khi di chuyển...
c. Hạn chế chất xơ dây khó tiêu, đồ ăn mặn: Chất xơ dây khó tiêu chứa xenlulose nếu ăn nhiều sẽ tạo ra khuân phân cứng nhiều khi gây tắc ruột do bã thức ăn do khối phân rắn này thường không tạo ra được thiết diện nhỏ nhất trong lòng ống tiêu hóa, bề mặt thì thô giáp, không trơn bóng làm hạn chế sự di chuyển. Đồ ăn mặn, cung cấp nhiều muối vào cơ thể, khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở ống tiêu hóa đặc biệt là đại tràng sẽ làm cho khối phân bị " vắt" kiệt nước, khối phân rắn, di chuyển rất khó khăn do mất đi hiện tượng bôi trơn bề mặt giữa phân và niêm mạc ruột. Nếu khối phân táo chứa nhiều chất xơ khó tiêu di chuyển trong lòng đại tràng khô sẽ có hiện tượng tổn thương niêm mạc, đặc biệt là vùng đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn. Khi đủ lượng phân trong bóng trực tràng sẽ có phản xạ buồn đi ngoài. Do khó di chuyển phân để tống xuất ra ngoài nên cơ thể phải tăng phản xạ " rặn" để tống phân ra ngoài. Hiện tượng này sẽ khiến tăng áp lực ổ bụng, làm tăng ứ máu tại các búi trĩ và khối phân rắn đẩy thấp xuống dưới, tiếp xúc và đâm - cứa rách búi trĩ đang căng hoặc niêm mạc hậu môn trực tràng gây ra đi ngoài ra máu. Mặt khác cơ thắt hậu môn sẽ có phản xạ co thắt quá mức khiến rách niêm mạc hậu môn, tổn thương cơ thắt làm cho bệnh nhân có cảm giác đau đớn, chảy máu do tổn thương ống hậu môn - trực tràng. Táo bón làm đi đại tiện khó khăn, đau đớn, phân có máu, chảy máu hậu môn khiến bệnh nhân lo lắng và hình thành tâm lý ngại đi ngoài. Phân ở đại trực tràng bị ứ lại, lai càng mất nước, khô cứng khiến mỗi lần đi đại tiện lại thành chu kỳ " cực hình" trong nhà vệ sinh.
Hình ảnh minh họa: Sự di chuyển phân bình thường và khối phân trong táo bón
2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt:
a. Tích cực thể dục thể thao: Thể thao có tác dụng tăng cường nâng cao sức khỏe, tăng trao đổi chất, bài thải các chất độc trong cơ thể qua mồ hôi và hơi thở, nước tiêu. Tăng hoạt động thể thao hợp lý với sức của từng cơ thể có tác dụng tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa trong hệ thống tiêu hóa. Mặt khác có tác dụng làm tăng trương lực ở ống tiêu hóa, tăng di chuyển phân theo chiều nhu động. Tập thể dục, vận động hợp lý làm tăng sức mạnh của các cơ thắt, các cơ vùng bụng, cơ vùng sàn chậu có tác dụng làm tăng áp lực ổ bụng khi " rặn" để tống phân khi đi đại tiện.
c. Hạn chế ngồi, nằm lâu, lười vận động: Lười vận động, nằm lâu, ngồi nhiều gây ra hiện tượng bí trệ trong hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế tống xuất phân ra ngoài. Mặt khác, "sự giảm vận động, di chuyển cơ thể" này sẽ gây có cơ thể mệt mỏi, giảm sự tích cực của hoạt động chức năng ống tiêu hóa gây ra nhiều tác dụng không tốt cho cơ thể.
d. Tích cực tập thở, tăng cường khả năng trao đổi khí ở hệ hô hấp: Bài tập hô hấp thuần thục sẽ giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxi, nhịn thở lâu khi " rặn" và tăng giữ áp lực ổ bụng khi đi đại tiển làm cho khả năng đẩy phân ra khỏi lòng trực tràng được tăng cao. Tránh hiện tượng mệt mỏi khi đi đại tiện.
3. Thay đổi thói quen đại tiện:
a. Đi đại tiện đúng giờ: Đi đại tiện vào giờ mà chúng ta cảm thấy thích hợp, phù hợp với cuộc sống, lao động thường ngày có tác dụng tập luyện phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng phân bị mất nước, ứ động phân trong lòng đại tràng quá lâu gây táo bón.
==> Đi đại tiện thế nào cho tốt trong trường hợp táo bón, đi ngoài khó khăn:
- Đi đại tiện đúng giờ.
- Uống thật nhiều nước trước khi đi đại tiện.
- Tập nhún nhảy, ngồi xuống đứng lên trước khi đi ngoài.
- Hít sâu và 'ép bung" làm tăng áp lực ổ bụng khi đi ngoài.
- Sử dụng vòi hoa sen trong nhà vệ sinh, vặn nước ấm áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn, có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn.
- Không cố sức " rặn" nếu cảm thấy khối phân rắn chắc không đẩy được ra ngoài --> Uống nhiều nước, hoặc phải đi khám để sử dụng thuốc thụt tháo đại tràng.
- Nếu trẻ em, người cao tuổi: Chúng ta phải hỗ trợ, dùng tay lấy phân từ trong hậu môn ra.
--> Tránh hiện tượng " gắng sức đi ngoài quá mức" gây ra các biến chứng: Đi ngoài phân máu do rách niêm mạc hậu môn trực tràng, rách búi trĩ; đau hậu môn trực tràng do nứt kẽ hậu môn,...
4. Hỗ trợ bằng thuốc, thực phẩm chức năng:
a. Chế độ ăn, uống hợp lý: Đó là liều thuốc tự nhiên, phù hợp với từng cơ thể bệnh nhân.
b. Thực phẩm chức năng: Được khuyến cáo sử dụng, có tác dụng hỗ trợ điều trị. Thực phẩm chức năng thực chất là tích hợp các yêu cầu: Tăng trọng lượng khuân phân, tăng khả năng bôi trơn niêm mạc đại tràng, tăng giữ nước trong lòng đại tràng,...
c. Thuốc: Được chỉ định sử dụng khi táo bón có biến chứng ( trĩ chảy máu, nứt kẽ hậu môn); khi phân khô rắn mà bệnh nhân không thể đi ngoài được, khi cơ thể bệnh nhân suy nhược, không có sức " rặn" tống phân ra ngoài ( hen, suy tim, liệt...).
Táo bón và các bệnh do táo bón gây ra là nhưng bệnh mà tất cả con người ai trong đời cũng phải một lần mắc hay nhiều lần mắc. Chẩn đoán không khó, nhưng điều trị không phải dễ do nhưng yêu cầu: Làm thế nào để tránh tái phát táo bón, làm thế nào để giảm ngay các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân do táo bón gây ra trong khi " ngày nào chẳng có nhu cầu đi ngoài",... Chỉ thực sự khi nào mà bác sĩ hiểu về căn nguyên của bệnh và bệnh nhân được thấu hiểu về bệnh để hợp tác khi điều trị thì " táo bón và các biến chứng của táo bón" mới không hành hạ con người.
Bài viết liên quan:
1. Hỗ trợ điều trị táo bón bằng dinh dưỡng và vật lý trị liệu
2. Táo bón – Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán
3. Các bài viết liên quan tới: Khám, chẩn đoán, điều trị táo bón
Liên hệ qua email: để được tư vấn
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03