Để tránh lạm dụng cắt bao quy đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên
Vì lợi nhuận nên nhiều khi chỉ định điều trị có thể bị lạm dụng trong y học. Chẩn đoán, chỉ định điều trị đúng sẽ góp phần hạn chế lạm dụng cắt, nong tách bao quy đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay
1. Phân biệt hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu thực thể:
- Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ em:
- Trẻ em sinh ra thì da bao quy đầu thường dài hơn so với quy đầu dương vật. Quy đầu dương vật thường dính với da bao quy do chất gây dịch ối, dịch cặn nước tiểu bào thai. Mặt khác phản xạ cương cứng của dương vật ít xuất hiện nên không có phản xạ đâm xuyên ra trước để “ khoan, nong rộng lỗ bao quy đầu’’.
- Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ hiện nay được sử dụng bỉm – băng vệ sinh nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm vùng quy đầu, tạo điều kiện lắng đọng chất cặn nước tiểu ở trong lòng bao quy đầu. Chất cặn như kéo dán này tăng khả năng dính giữa niêm mạc bao quy đầu với quy đầu dương vật.
- Biểu hiện trên lâm sàng khi khám như sau:
+ Việc lộ quy đầu có thể 1 phần nhỏ hay gần hết bạn có thể thấy được ranh giới giữa quy đầu và niêm mạc bao quy đầu.
+ Có thể nhìn thấy, sờ thấy dưới da bao quy đầu là những hạt tròn, mềm, mầu trắng do cặn nước tiểu vón cục lại.
+ Lỗ của da bao quy đầu mềm, mỏng.
+ Nong tách: Dùng dụng cụ nong tách sớm bao quy đầu ở trẻ em làm đứt gẫy các tổ chức phần mềm của bao quy đầu, xé rách miệng bao quy đầu giúp quy đầu chui được ra ngoài kiểu cưỡng bực. Nhưng nếu bao quy đầu không được thường xuyên nong, vệ sinh thì phản ứng viêm xơ hóa hình thành sẽ tạo ra ‘ xơ hóa, sẹo xấu’ và co hẹp lại miệng bao quy đầu. ( Điều này dễ xảy ra do tâm lý bố mẹ trẻ thường sợ con đau nên không thực hiện được nhiệm vụ chăm sóc bao quy đầu sau nong, hoặc phụ huynh không đưa trẻ đến tái khám để thực hiện thủ thuật kiểm tra, nong lại bao quy đầu).
+ Các bệnh lý mắc phải ở thanh thiếu niên, người trưởng thành: Ở độ tuổi quan hệ tình dục thì các bệnh lý truyền nhiễm do quan hệ tình dục như: Lậu, giang mai, Chlamydia,… Hoặc những bệnh: Xơ cứng bì, tiểu đường, lupus ban đỏ,…
Biểu hiên lâm sàng:
+ Quy đầu viêm bẩn, hôi chứa nhiều cặn nước tiểu, sỏi,…
+ Vành chu vi của miệng da bao quy đầu cứng, chắc do xơ.
2. Cắt bao quy đầu khi nào:
- Ở thanh thiếu niên, người trường thành:
+ Thắt nghẹt bao quy đầu ( Paraphimosis)
+ Dài da bao quy đầu.
+ Viêm nhiễm bao quy đầu tái phát.
+ Bao quy đầu có sùi mào gà.
- Ở trẻ em: Hạn chế cắt bao quy đầu, hạn chế nong tách bao quy đầu do đó chỉ định cắt cần được các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, nam học khám, tư vấn kỹ, cụ thể. Do trẻ em chăm sóc sau cắt bao quy đầu rất khó khăn.
3. Lợi ích của các biện pháp là cho quy đầu được lộ ra tự do:
- Góp phần chống nguy cơ ung thư dương vật.
- Giảm nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Tăng khoái cảm, chống xuất tinh sớm.
- Hẹp tái phát.
- Hẹp miệng sáo của niệu đạo.
- Sẹo xấu, mất thẩm mỹ…
Hạn chế các biến chứng trên bằng biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách
5. Làm gì để tránh lạm dụng nong tách hay cắt bao quy đầu :
Thủ thuật nong bao quy đầu hay cắt bao quy đầu rất phổ biến tại các phòng khám, bệnh viện trên thế giới bởi:
- Sự thổi phồng về biến chứng ung thư dương vật do hẹp bao quy đầu gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh của trẻ em.
- Đầu tư trang thiết bị điều trị bệnh lý này tại các phòng khám ít, kỹ thuật đơn giản nên thu được lợi nhuận cao.
--> Để tránh lạm dụng cho con, cháu bạn thì cần:
- Phải hiểu đa phần trẻ em là hẹp bao quy đầu sinh lý, nếu vệ sinh, chăm sóc bao quy đầu tốt thì trẻ sẽ có thể “ tự hết hẹp”. Do đó nong tách bao quy đầu là không cần thiết nếu trẻ không bị viêm dính bao quy đầu.
- Việc bạn chăm sóc, vệ sinh cơ quan sinh dục, bao quy đầu hàng ngày chính là kích thích để “ dương vật tự nong rộng miệng bao quy đầu”
- Cần đến các cơ sở y tín, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc nam khoa có uy tín, được đào tạo bài bản để được khám và tư vấn cụ thể.
- Khi đưa trẻ đi khám, học và hỏi cách chăm sóc bao quy đầu đúng cách, nếu trẻ lớn, có khả năng tự chủ chính bạn là người động viên, khích lệ trẻ tự biết cách chăm sóc bao quy đầu.
- ThS.BS Nguyễn Đình Liên - Bv ĐHY Hà nội
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03