Điều trị bí đái do sỏi kẹt niệu đạo
Sỏi hệ tiết niệu ở: Thận, niệu quản, bàng quang với kích thước nhỏ có thể tiểu ra ngoài. Song, 1 số sỏi với kích thường trung bình tầm 1-1,5cm hay bị tắc nghẽn ở niệu đạo gây bí đái cấp tính hoặc đái khó, đái máu,...
Chẩn đoán:a. Lâm sàng:
+ Cơ năng: Bệnh nhân có cảm giác căng tức bụng do khó tiểu, tiểu máu hoặc không đi tiểu được. Tiền sử: Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
+ Thực thể: Thường sờ thấy cầu bàng quang nếu bệnh nhân không tiểu được, nhìn nước tiểu có thể có máu. Sờ dọc niệu đạo có thể thấy đoạn niệu đạo chứa vật cứng, nắn đau.
b. Cận lâm sàng:
+ XQ: Hình ảnh sỏi kẹt dọc đường đi của niệu đạo.
+ Siêu âm: Hình ảnh sỏi ở trong lòng niệu đạo, bàng quang căng chứa nhiều nước tiểu.
Xử trí:
a. Thủ thuật: Đặt sond niệu đạo bơm đẩy sỏi lên bàng quang.
b. Nội soi ngược dòng: Đẩy sỏi vào bàng quang tán sỏi bằng máy cơ học hoặc Laser.
Hình ảnh tán sỏi kẹt niệu đạo bằng que định hướng Laser với ống soi bàng quang niệu đạo
Các bài viết liên quan về sỏi niệu đạo, phương pháp điều trị.
Tin nổi bật
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Một số nguy cơ tổn thương chức năng thận và sức khỏe cơ thể do sỏi tiết niệu
27/11/2024 - 20:28:30
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Đái ra dưỡng chấp và phẫu thuật nội soi bóc bạch mạch
06/11/2024 - 22:27:53
- Khi bạn bị ung thư tuyến tiền liệt bạn vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn
20/10/2024 - 19:38:59
- NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN CHO BỆNH NHÂN CÓ 4 THẬN
17/04/2024 - 10:45:30