Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, thường trĩ là hậu quả của một bệnh lý nào đó gây tăng áp lực ổ bụng, bệnh làm suy yếu độ bền của thành mạch... Giai đoạn đầu của bệnh, các búi trĩ là trĩ cơ năng có thể tự hồi phục được, lâu dần trĩ to lên và mất khả năng hồi phục thì được gọi là trĩ bệnh lý.
1. Chẩn đoán:
a. Lâm sàng:
+ Cơ năng:
· Tiền sử - nghề nghiệp: Mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa, nghề phải đứng lâu, ngồi nhiều…
· Đi ngoài phân máu: Phân lẫn máu đỏ tươi, nhiều trường hợp máu chảy nhỏ giọt ở hậu môn sau khi đi ngoài.
· Dị cảm, khó chịu ở vùng hậu môn.
· Có búi thịt ở vùng hậu môn: Sa xuống khi đi ngoài
+ Toàn thân:
· Ít biến đổi về mặt thể chất, tính tình có thể thay đổi do sự khó chịu của bệnh gây ra.
· Thay đổi nếu có mắc các bệnh toàn thân – biến đổi sinh lý khác: Mang thai, Cổ chướng, Viêm đại tràng,..
+ Thực thể:
· Khám trực tràng: Thấy búi trĩ lòi ra ngoài hoặc nếu thăm trực tràng sờ thấy búi trĩ mềm, ấn xẹp; đáng giá các bệnh lý khác như: Tuyến tiền liệt, cơ hậu môn,..
è Chẩn đoán trĩ nội hay trĩ ngoại.
· Khám cơ quan khác để đánh giá thương tổn khác kèm theo: Xơ gan cổ chướng, U phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lý hô hấp…
b. Cận lâm sàng:
· Xét nghiệm cơ bản.
· Soi trực tràng: Chẩn đoán trĩ, tìm các tổn thương khác ở ông hậu môn – trực tràng…
· Soi đại tràng: Ngoài chẩn đoán trĩ còn thăm dò cao hơn tìm các tổn thương ở các đoạn đại tràng – trực tràng.
· Các thăm dò khác để tìm nguyên nhân của bệnh trĩ: Siêu âm ổ bụng đánh giá bệnh lý u phì đại tuyến tiền liệt, đo chức năng hô hấp nếu có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính,…
2. Điều trị:
a. Không dùng thuốc:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ăn uống đồ ăn tránh kích thích, gây táo bón mót rặn, dùng thực phẩm nhuận tràng,..
- Thay đổi thói quen làm việc – vận động: Tập thể dục thể thao, đi vệ sinh đều, đúng giờ, tránh ngồi hoặc đứng lâu…
- Điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây ra trĩ: U phì đại tuyến tiền liệt, táo bón, xơ gan cổ chướng, bệnh lý hô hấp,…
b. Điều trị thuốc hỗ trợ:
- Thuốc tăng cường sức bền thành mạch.
- Thuốc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
c. Can thiệp thủ thuật:
- Thắt búi trĩ.
- Đốt búi trĩ bằng sóng cao tần, khí Argon,..
- Tiêm xơ, làm xơ hóa búi trĩ.
- Các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ: Chỉ ưu tiên điều trị khi mắc trĩ ở giai đoạn nặng, mất khả năng hồi phuc, Búi trĩ tắc mạch hay chảy máu:
3. Dự phòng bệnh trĩ:
- Giáo dục vệ sinh – an toàn thực phẩm.
- Giáo dục bệnh lý nghề nghiệp.
- Nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng:
Bệnh trĩ tuy lành tính do nhiều nguyên nhân hình thành bệnh. Bệnh gây khó chịu và làm giảm sức khỏe cho bệnh nhân. Cho nên bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Hiện nay, sự kết hợp giữa chăm sóc- thay đổi thói quen sinh hoạt – chế độ ăn, thuốc, vật lý trị liệu đã làm hạn chế sự phát triển của bệnh và giảm được khả năng bệnh nhân phải mổ.
Các bài viết liên quan:
1. Bệnh trĩ
2. Biến chứng và hậu quả của táo bón
3. Hỗ trợ điều trị táo bón bằng dinh dưỡng và vật lý trị liệu
ThS. BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Phẫu thuật nội soi thắt ống phúc tinh mạc đầu tiên trên bản đồ Việt Nam
04/12/2024 - 22:16:35
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Một số nguy cơ tổn thương chức năng thận và sức khỏe cơ thể do sỏi tiết niệu
27/11/2024 - 20:28:30
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Đái ra dưỡng chấp và phẫu thuật nội soi bóc bạch mạch
06/11/2024 - 22:27:53