Chẩn đoán và điều trị sớm nứt kẽ hậu môn
Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn không khó. Điều trị bệnh trong giai đoạn sớm tỷ lệ thành công cao với những thủ thuật đơn giản cùng những liệu pháp điều trị không dùng thuốc. Tại trung tâm Hậu môn - trực tràng và bệnh lý tuyến tiền liệt của BV ĐHY Hà nội, chúng tôi tiến hành khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị bệnh lý bệnh nứt kẽ hậu môn hàng ngày.
1. Định nghĩa: Nứt kẽ là bệnh lý do các nguyên nhân gây sang chấn thành hậu môn đi từ lớp niêm mạc vào tới lớp cơ của hậu môn.
2. Chẩn đoán:
· Cơ năng:
- Tiền sử: Chẩn đoán và điều trị táo bón, viêm đại tràng, viêm hậu môn trực tràng,...
- Rối loạn bài xuất phân: Táo bón, tiêu chảy, mót rặn,...
- Đau rát hậu môn: Khi bệnh nhân đi ngoài, đầu bãi đã có cảm giác đau xé và phân có máu tươi ở đầu khuôn phân hoặc toàn bộ tùy thuộc mức độ tổn thương. Quan sát giấy vệ sinh có máu đỏ tươi, Cơn đau kéo dài 10-15 phút, đau có thể trở lại và kéo dài nhiều giờ.. Lần đầu bị, thông thường do phân khô- táo gây rách niêm mạc, các lần sau dễ chịu hơn song vẫn rất khó chịu làm bệnh nhân sợ đi ngoài.
- Ngứa, kích thích hậu môn.
- Chán ăn, ngại ăn và sợ đi ngoài.
· Toàn thân: Ít thay đổi trong giai đoạn đầu
Tâm lý: Khó chịu, ức chế tâm lý, gây căng thẳng thẳng trong cuộc sống,...
Tư thế ngồi: Khi đau, bệnh nhân thường thích ngồi xổm, khi đau hay ngồi ấn mông xuống ghế để giảm đau,...
· Thực thể:
Khám hậu môn – trực tràng:
- Giai đoạn cấp tính: ( Hậu môn co thắt - tăng trương lực), da hậu môn co dúm lại, sờ vào hậu môn cảm thấy được một vòng xơ cứng và bệnh nhân đau, hậu môn co thắt. Thăm hậu môn trong giai đoạn này cần tiêm giảm đau tĩnh mạch hoặc xịt thuốc giảm đau tại chỗ.
- Giai đoạn mãn tính: Tổn thương nồi gồ rõ ràng hơn, loét sâu hơn tới lớp cơ thắt hậu môn, rìa hậu môn có thể rỉ ít dịch, hoặc có giả mạc trắng ở vết nứt kẽ hậu môn, thăm khám có thể dễ dàng hơn giai đoạn cấp do cảm giác đau đã giảm. Trong lòng trực tràng có thể sờ thấy búi trĩ, phân táo,...
Khám các cơ quan khác: Để phục vụ cho quá trình điều trị cũng như chẩn đoán phân biệt với: Tổn thương lao, giang mai, Crohn vùng hậu môn - trực tràng,...
· Cận lâm sàng:
· Soi hậu môn – trực tràng - đại tràng ( Tốt nhất dưới gây mê): Thấy được vị trí nứt kẽ hậu môn, hình dạng, kích thước, số lượng tổn thương,..Đánh giá thêm các tổn thương khác của trực tràng - đại tràng.
3. Điều trị:
a. Nội khoa - Thủ thuật:
· Giảm đau:
- Ngâm hậu môn vào nước ấm sau khi đi ngoài.
- Các thuốc giảm đau đường uống, thuốc sịt tại chỗ,..
· Chống táo bón:
- Chế độ ăn - uống: Uống nhiều nước, ăn nhiều loại thức ăn - thực phẩm dễ tiêu, nhuận tràng,( Khoai, củ, vừng,...)...
- Thuốc chống táo bón: Theo đơn của y - bác sĩ.
· Nong hậu môn: Thủ thuật đơn giản, hiệu quả cho những tổn thương nứt kẽ giai đoạn sớm, nông,... Nhưng cần thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và được giảm đau tốt.
b. Ngoại khoa: Chỉ định cho những tổn thương mạn tính, sâu, điều trị nội khoa thất bại, hoặc hết hợp với trĩ, rò hậu môn.
Các bài viết liên quan:
1. Biến chứng và hậu quả của táo bón
2. Xử trí khi bị táo bón
ThS. BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47