Chẩn đoán và xử trí vết thương bàn tay, bàn chân trong tai nạn sinh hoạt
Vết thương bàn tay, bàn chân trong sinh hoạt thường gặp. Chẩn đoán và xử trí sớm rất quan trọng trong việc hồi phúc lại chức năng của bàn tay, bàn chân. Nhưng để tránh biến chứng nhiễm trùng, mất ngón cần được sơ cứu ban đầu đúng cách mà mau chóng được nhập viện sớm nhất có thể.
Định nghĩa: Vết thương bàn tay, bàn chân trong tai nạn sinh hoạt là những tổn thương phần mềm vùng bản tay tính từ ….Sự đa dạng của vết thương bàn tay, bàn chân trong sinh hoạt từ nhẹ tới nặng, đơn giản hay phức tạp phụ thuộc nhiều vào vật gây ra vết thương cũng như hoàn cảnh gây tai nạn.
Chẩn đoán:
a. Cơ năng:
- Đau: Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào sự cảm nhận của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của vết thương.
- Chảy máu: Ít hay nhiều phụ thuộc tổn thương phần mềm: rộng, dài, nông – sâu và có kèm theo đứt mạch máu lớn nhỏ hay không? Hoặc đã được sơ cứu trước hay chưa? Máu có thể màu đỏ ( máu động mạch), màu đen ( máu tĩnh mạch),..
- Mất, giảm vận động – cảm giác: Giảm vận động các gân, cơ các ngón – bàn tay, bàn chân do đau, mất vận động khi có đứt thần kinh, gân; rối loạn cảm giác do đau, do sợ hãi và có tổn thương thần kinh cảm giác,…
b. Toàn thân:
- Ít thay đổi
- Rối loạn tâm lý: Sợ hãi, lo sợ, stress do đau đớn, do ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống về sau,… hoặc do sang chấn tinh thần kèm theo ( Mâu thuẫn gia đình, tình cảm,…).
- Ít gặp Shock: Có thể gặp nếu mất nhiều máu ( trường hợp tự tử) hoặc có kèm chấn thương nặng khác. Biểu hiện: Mạch nhanh, huyết áp tụt, người nhợt trắng,..
c. Thực thể:
- Đánh giá vết thương: Khám kỹ tại chỗ về: Hình dạng, độ dài, độ rộng, độ nông – sâu, màu sắc, dị vật kèm theo,..
- Khám gân cơ – khớp : Đánh giá vận động các nhóm gân, cơ, khớp nghi tổn thương,…
- Khám cảm giác: Đánh giá cảm giác chi phối của thần kinh đi qua vùng tổn thương ( trên, dưới, xung quanh vết thương…)
- Khám các cơ quan khác: Tìm các tổn thương phối hợp
d. Cận lâm sàng:
+ XQ: Đánh giá, tìm các tổn thương xương- khớp nếu có
+ Siêu âm : Đáng giá tổn thương mạch máu
+ Xét nghiệm cơ bản: Phục vụ cho điều trị
Điều trị:
a. Sơ cứu ban đầu:
- Chấn an:
- Băng ép, cầm máu.
- Giảm đau
- Nếu có kháng sinh đường uống: Có thể cho bệnh nhân dùng ngay.
--> Vào viện gần nhất:
b. Cấp cứu – xử trí tại phòng thủ thuật - tiểu phẫu:
- SAT, kháng sinh, giảm đau, chống phù nề:
- Cắt lọc, khâu vết thương:
- Nối gân:
c. Phẫu thuật: Chỉ định cho những vết thường phức tạp, đứt nhiều gân – cơ; tổn thương mạch máu, thần kinh, xương hay đứt rời các ngón,…
Bệnh viện ĐHY Hà nội, luôn tiếp nhận và xử trí sớm các trường hợp vết thương bàn tay, bàn chân từ đơn giản đến phức tạp tại phòng cấp cứu hay trên phòng mổ hiện đại với dàn kính vi phẫu hiện đại, dưới các bàn tay của các phẫu thuật viên chấn thương, tạo hình giàu kinh nghiệm,…
Bài viết liên quan:
Sơ cứu và chǎm sóc vết thương phần mềm
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Chia sẻ kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao đơn cực tại BV Gang Thép - Thái Nguyên
28/10/2024 - 21:30:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03