Chế độ ăn cho bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh lý ống tiêu hóa
Dinh dưỡng sau mổ là rất quan trọng với mục đích giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh, tái hoà nhập cộng đồng. Chăm sóc dinh dưỡng sau phẫu thuật ống tiêu hoá lại càng có ý nghĩa hơn: sao cho nhánh chóng hồi phục giải phẫu sinh lý hấp thu, bài xuất,... của ống tiêu hoá, sao cho tránh các biến chứng rò tiều hoá, tắc ruột sau mổ,... Chính vì vậy phẫu thuật viên, điều dưỡng viên càng phải nắm vững kiến thức dinh dưỡng, chê độ ăn sao cho tốt nhất đối với mối bệnh nhân cụ thể, đặc biệt là sau mổ có can thiệp 1 phần hay toàn bộ ống tiêu hoá.
1. Định nghĩa: Bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh lý ống tiêu hóa là những bệnh nhân được can thiệp ngoại khoa vào một phần hay toàn bộ của một điểm hay một đoạn của ống tiêu hóa tính từ điểm bắt đầu của thực quản cho tới ống hậu môn.
2. Chăm sóc và theo dõi sau mổ:
- Theo dõi các chỉ số sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi tinh thần, thái độ của bệnh nhân, lắng nghe những than phiền – khó chịu của bệnh nhân.
- Ghi chép lượng dịch truyền vào, lượng dịch truyền ra: Nước tiểu, dịch dẫn lưu, dịch sond dạ dày, dịch song hậu môn…
- Hướng dẫn bệnh nhân vận động, tập cơ tứ chi tại giường, xoa bụng và cho biết thời điểm đánh hơi.
3. Chế độ dinh dưỡng sau mổ:
3.1 Bệnh nhân không có can thiệp lên thành ống tiêu hóa:
( Mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi…).
- Dinh dưỡng qua dịch truyền ngày đầu sau mổ.
- Cho uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày.
- Cho ăn uống như bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu – hấp thu.
3. 2 Bệnh nhân có can thiệp lên thành ống tiêu hóa: ( Mổ cắt dạ dày, cắt – tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại – trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…)
- Dinh dưỡng qua dịch truyền ngay sau mổ, đủ năng lượng theo trọng lượng, nhu cầu thể chất,…
- Đến thời điểm đánh hơi: Giảm dần dịch truyền, cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần.
- Sau 2-3 ngày cắt dần hết dịch truyền, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.
4. Các loại thức ăn thường dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ống tiêu hóa.
- Đảm bảo đầy đủ thành phần của ô vuông thức ăn: Protid, Lipid, Glucid, Vitamin – Khoáng chất.
- Nhuận tràng, dễ tiêu: Khoai, cơm – cháo, củ - quả nhiều chất xơ tinh bột, nên xay bằng máy sinh tố.
- Hạn chế tối đa đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu: Rau bí, măng, hồng xiêm, ổi, các loại xương băm nhỏ…
- Uống đủ nước khoáng, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn…
- Lựa chọn, đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân ( Cháo – sữa dinh dướng sản xuất sẵn, tự nấu ).
5. Phương pháp cho bệnh nhân sử dụng chất dinh dưỡng:
- Cho bệnh nhân tự ăn, khi họ tự chăm sóc bản thân.
- Hướng dẫn người nhà, giúp bệnh nhân ăn.
- Cho bệnh nhân ăn qua sond dạ dày ( Bơm thức ăn qua sond dạ dày).
- Cho bệnh nhân ăn qua đường mở thông dạ dày – ruột non: Hướng dẫn người nhà – bệnh nhân bơm thức ăn đúng cách.
- Động viên, tận tình trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân và người nhà.
( Bệnh nhân – người nhà bệnh nhân luôn có quyền, có trách nhiệm trao đổi và sử dụng thông tin chăm sóc dinh dưỡng
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47