Hội chứng tắc nghẽn
Đây là hội chứng phổ biến nhất trong lĩnh vực y khoa. Ứng dụng lâm sàng trong khám, chữa bệnh sẽ thuận lợi nếu có sự hiểu biết cơ bản về hội chứng tắc nghẽn. Hội chứng tắc nghẽn là một hội chứng chung cho rất nhiều hội chứng và bệnh lý khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của các hội chứng và bệnh lý do tắc nghẽn gây ra là sự rối loạn vận chuyển, lưu thông khí, dịch hoặc áp lực trong 1 hệ thống của cơ thể hoặc trong 1 khoang chứa thực hay ảo của cơ thể.
Hội chứng tắc nghẽn
- Định nghĩa: Hội chứng tắc nghẽn là một hội chứng chung cho rất nhiều hội chứng và bệnh lý khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của các hội chứng và bệnh lý do tắc nghẽn gây ra là sự rối loạn vận chuyển, lưu thông khí, dịch hoặc áp lực trong 1 hệ thống của cơ thể hoặc trong 1 khoang chứa thực hay ảo của cơ thể.
Sự rối loạn vận chuyển lưu thông đều do sự giảm khẩu kính lòng ống ban đầu khiến hệ cơ quan phải tăng áp lực để đẩy khí, dịch đi xuống. Áp lực tăng lên gây ra nhiều hậu quả ở thành ống và cơ quan liên tiếp phía trên. Đồng thời tại các điểm gây tắc hay giảm khẩu kính 1 phần hay hoàn toàn theo chu vi cũng có những biến đổi sinh học bất lợi cho bộ phân, hệ cơ quan hay toàn bộ cơ thể.
2.1 Nguyên nhân tại thành ống :
- Xơ hẹp, co kéo:
- U sùi chiếm 1 phần hay toàn bộ chu vi.
2.2. Nguyên nhân trong lòng ống:
- Các khối hữu hình do cơ thể tạo ra.
- Các dị vật vô cơ, hữu cơ từ bên ngoài đưa vào:
2.3 Nguyên nhân ngoài thành ống:
- Chèn ép từ các khối cơ quan khác bên cạnh.
- Thắt nghẹt do dị vật bởi tác động ngoại lai:
3. Cơ chế bệnh học:
3.1 Biến đổi tại chỗ do nguyên nhân gây bệnh:
- Giảm khẩu kính đường kính đường ống: Với 1 khối u ở thành ống tiết niệu, tiêu hóa hoặc 1 mảnh sỏi - xơ vữa găm vào thành ống của mạch máu, tiết niệu sẽ phát triển dần tại chỗ hoặc theo chiều chu vi của đường ống. Sự phát triển này sẽ gây hẹp khẩu kính của đường ống dẫn khí, dịch. Tại điểm gây tắc nghẽn này sẽ cản trở lưu thông khí, dịch đi qua và sinh ra các biến đổi sinh học, sinh lý do hiện tượng giảm lưu lượng lưu thông và lực trào ngược do hiện tượng phản lực khi gặp vật cản.
3.2 Biến đổi tạng, cơ quan phía trên điểm – phần tắc nghẽn:
- Giãn mỏng dần đường ống phía trên nên làm tăng kích thước cả chiều rộng lẫn chiều dài
--> Khi có sự cản trở dòng lưu thông và dòng trào ngược được hình thành thì hệ cơ quan tạo ra dòng dịch, khí xuất hiện phản ứng tăng sức co bóp để thắng sức cản trở đưa dịch và khí xuống dưới điểm tắc nghẽn. Phần ống rỗng có áp lực cao sẽ giãn to để chứa dịch, khí ứ đọng dần. Hiện tượng tăng trương lực hệ thống cơ tròn, cớ dọc để tăng tần số và tăng áp lực co bóp ở phần đường ống phía trên sẽ có hậu quả: Suy thoái hệ thống collagen, xơ hóa tế bào thành ống khiến thành ống căng giãn mỏng theo cả chu vi và chiều dài.
--> Sự ứ đọng dịch khí càng ngày càng tăng theo khiến thành ống bị giãn mỏng và có thể xuất hiện các vi điểm hoại tử do thiếu máu gây thoát dịch, khí ra môi trường, mô - tạng xung quanh.
- Suy giảm chức năng cơ quan: Với các tạng đặc có chức năng bài tiết liên tiếp với phần ống rỗng trên điểm tắc sẽ có những biến đổi sinh lý học rất rõ:
+ Hệ tiết niệu,: Thận sẽ suy giảm chức năng do áp lực lọc bị giảm dần khi tăng áp lực trong đài bể thận khi nước tiểu bị ứ đọng và tổn thương dần các tiểu cầu thận là đơn vị chức năng của thận.
+ Hệ tim mạch: Khi có sự tắc nghẽn đường ra của động mạch khiến tâm thất trái tăng gánh, tăng sức co bóp sẽ khiên tim phì đại rồi suy tim.
3.3 Biến đổi tạng, cơ quan phía dưới điểm – phần tắc nghẽn:
- Giảm khẩu kính đường ống phía dưới do giảm lưu lượng khí, dịch vận chuyển và qua đó xuất hiện các hậu quả thứ phát tức thời hoặc mạn tính:
+ Hệ tiết niệu: Khi giảm lưu lượng nước tiểu sẽ là nguyên nhân thuận lợi cho nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng. Do dòng nước tiểu xuất hiện liên tục chính là cơ chế bảo vệ - rửa trôi vi khuẩn bám dính và phát triển.
+ Hệ mạch máu: Gây thiếu dinh dưỡng và oxi khiến phần phía dưới tắc nghẽn có thể bị thiểu dưỡng hoặc hoại tử giải phóng các chất độc với tế bào vào toàn bộ cơ thể gây:Nhiễm độc, nhiễm trùng….
4. Chẩn đoán:
a. Cơ năng:
- Cơn đau cấp tính: Là triệu chứng đầu tiên, báo hiệu và thường theo cơn nếu có hiện tượng co thắt đi kèm. Đau liên tục khi có sự thiếu máu. Mức độ đau tăng dần.
--> Vị trí đau là một dấu hiệu quan trọng để chỉ điểm nguyên nhân gây bệnh
- Đau mạn tính: Khi có sự thích nghi về áp lực, tức sự cân bằng được thiết lập do nguồn tăng áp lực phía trên bị suy giảm thì mức độ đau sẽ giảm hoặc mất đi do giảm áp lực tác động vào các thụ thể cảm giác đau hoặc cơ thể đã thích nghi với mức độ đau.
- Buồn nôn, nôn: Các nguyên nhân bệnh lý có tác động tới hệ thần kinh trung ương hoặc đám rối dương của hệ thần kinh vùng ổ bụng,dây thần kinh X sẽ gây ra kích thích cơ hoành, gây tăng áp lực ổ bụng, trong lòng ống tiêu hóa cao sẽ gây ra phản xạ buồn nôn và nôn : Hội chứng tăng áp lực nội soi, Cơn đau quặn thận cấp do sỏi, Hội chứng tắc ruột,…
- Suy giảm khả năng vận động: Do đau đớn khiến bệnh nhận hạn chế đi lại hoặc có nhưng tư thế giảm đau ở những bệnh nhân không có thương tổn thần kinh. Trong các bệnh lý thần kinh, mạch máu thì hạn chế vận động từ mức nhẹ, cách hồi hoặc liệt khu trú các dây thần kinh chi phối do tắc nghẽn gây ra.
b. Toàn thân:
- Giai đoạn ban đầu khiến bệnh nhân lo âu, stress, và có bộ mặt mệt mỏi,…
- Giai đoạn muộn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có biểu hiện:
+ Hội chứng nhiễm trùng:
+ Hội chứng nhiễm độc:
--> Rối loạn trị giác do nhiễm độc thần kinh hoặc do liệt các trung khu thần kinh:Biểu hiện lơ mơ, mất dần tri giác và ý thức thông qua thang điểm Glasgow,…
c. Thực thể:
- Phát hiện các khối, tạng to:
+ Sờ thấy quai ruột:
+ Sờ thấy dạ dày
+ Chạm thận, bập bềnh thận (+):
+ Cầu bàng quang (+):
+ Gan to do ứ mật, viêm – nhiễm trùng:
+ Túi mật to:
+ Ứ mãu, giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Dấu hiệu liệt, suy giảm vận động do bệnh lý mạch máu và thần kinh:
+ Đau cách hồi khi tăng vận động:
+ Liệt vận động do tổn thương trung khu thần kinh:
5. Các hội chứng và bệnh tắc nghẽn thường gặp trên lâm sàng:
5.1 Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu trên: Sỏi niệu quản, sỏi bể thận, u, polyp niệu quản, hẹp niệu quản,..
- Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới: U tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,…
5.2 Hội chứng tắc nghẽn ống tiêu hóa:
5.3 Hội chứng tắc mạch máu: Do huyết khối, do xơ vữa mạch máu, do khí ở động mạch và tĩnh mach:
- Tắc mạch chi dưới:
- Tắc mạch chi trên:
- Tắc mạch vành:
- Tắc mạch não:
- Giãn tĩnh mạch tinh,giãn tĩnh mạch chi dưới
5.4 Hội chứng tắc nghẽn đường mật: Do sỏi mật, u đường mật,…
- Tắc mật tại ống mật chủ:
- Tắc mật tại các ống gan:
5.5 Hội chứng tắc nghẽn ống tủy – não thất:
- Hội chứng não úng thủy.
- Hẹp ống sống:
5.6 Hội chứng tắc nghẽn đường thở:
- Dị vật đường thở:
- Co thắt khí phế quản cấp hoặc mạn tính…
5.7 Hội chứng chèn ép khoang cơ:
a. Gẫy kín 2 xương cẳng chân.
b. Chảy máu vào các khoang cẳng chân.
6. Điều trị:
6. 1. Nguyên tắc điều trị: Giải quyết nguyên nhân, phục hồi lưu thông sinh lý của hệ cơ quan.
6. 2 Điều trị cụ thể:
- Bệnh lý lành tính:
- Bệnh lý ác tính
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47