Khám và phát hiện các bất thường vùng bẹn bìu
Những thương tổn vùng bẹn bìu có thể là biểu hiện bệnh lý của vùng bẹn bìu (thuộc hệ tiết niệu - sinh dục), cũng có thể là biểu hiện bệnh lý của cơ quan, bộ phận trong ổ bụng (ông tiêu hoá, mạc nối, phúc mạc)
1. Giải phẫu vùng bẹn bìu
Bìu là một cái túi có hai ngăn, chứa tinh hoàn và bảo vệ tinh hoàn, nó bao gồm 7 lớp (giông như các lớp của thành bụng).
+ Da
+ Cơ trơn bám da (Cơ Dartos)
+ Tế bào dưới da + Lớp cân nông + Cơ bìu (gân kết hợp)
+ Cân sâu (mạc ngang)
+ Màng tinh hoàn (màng bụng)
Tinh hoàn nằm trong ổ bụng, từ tháng thứ 4 của thời kì bào thai, di chuyển qua ông bẹn xuống bìu, đến tháng thứ 7 thì tinh hoàn nằm trong bìu.
Phần phúc mạc cuộn theo tinh hoàn qua ông bẹn thành ông phúc tinh mạc, xơ hoá (bình thường khoảng 1 tháng sau đẻ, ông phúc tinh mạc dính hoàn toàn), phần phúc mạc cuộn quanh tinh hoàn gọi là màng tinh hoàn.
Như vậy, bìu bẹn và ổ phúc mạc có liên quan chặt chẽ với nhau nên khi có tổn thương ở bìu bao giò cũng phải chú ý tới bệnh lý của vùng bẹn bìu và bệnh lý của ổ phúc mạc.
2.Cách khám bẹn bìu
Trong bài này chủ yếu hướng dẫn cách khám bệnh nhân bìu to.
2.1. Hỏi bệnh
Thòi gian xuất hiện bìu to.
Diễn biến to nhanh hay chậm.
To liên tục tăng dần hay lúc to, lúc nhỏ.
Có kèm theo đau hay không đau.
2.2 Khám thực thể
Nhìn
Bình thường, bìu to bằng nắm tay, hai bên cân đối (chú ý, có thể bìu to cả hai bên, sự cân đối giữa hai bên khó đánh giá), da bìu mềm mại, chun giãn, không có lỗ rò, lơ loét.
Sờ nắn
Khi sò, cần phát hiện các triệu chứng bìu nhỏ hơn bình thường hay to hơn bình thường, cần khám:
Dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn (Pincement Vagindl): tinh hoàn bình thưđng thì sẽ sò thấy lớp da và lớp màng tinh hoàn kẹp được giữa hai ngón tay.
Sờ mào tinh hoàn: bình thường sò được mào tinh hoàn như cái mũ chụp lên tinh hoàn (như mầm đậu và hạt đậu). Mào tinh hoàn mềm mại, không đau. Tinh hoàn hình bầu dục, mềm nhẵn không^đau.
Sờ thừng tinh: bình thường, thừng tinh như một sợi dây khi ta ép nó lên bề mặt của xương mu. Các mạch máu tinh mềm mại, dễ bóp dẹt.
Sò lỗ bẹn nông: trên gai mu khoảng 0,5 cm, lỗ này có thừng tinh đi qua. Bình thường lỗ này không đút lọt đầu ngón tay trỏ.
Gõ
Khi có khôi u vùng bìu (bìu to)
Gõ trong: do các quai ruột chui xuống bìu
Gõ đục: do các khôi u đặc hoặc ứ nước màng tinh hoàn.
Soi ánh sáng
Làm trong phòng tối, dùng đèn pin chiếu ánh sáng vào bìu, đặc biệt là bên bìu to. Mục đích là để tìm tính chất thấu quang của bìu để đánh giá tính chất thẫm màu hay trong suốt của khối trong bìu.
Chọc dò
Lấy nước của màng tinh hoàn để xác định nguyên nhân gây tràn dịch (do viêm, do ung thư).
Sinh thiết:
Xác định tế bào (chú ý không phải trường hợp bìu to nào cũng áp dụng phương pháp này).
3. Triệu chứng học và ý nghĩa lâm sàng
3.1. Tổn thương da bìu
Bỉu căng mọng, da bìu dày ít chun giãn:
Có thể sờ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn nhỏ gọn nằm gọn một phía.
Có thể kèm theo nước màng tinh hoàn, không làm được dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn.
Loét hoặc có lỗ rò:
Có thể sờ thấy tinh hoàn to hoặc mào tinh hoàn to.
Loét hoặc lỗ rò ở mặt dưới hay sau dưới, bờ ổ loét nham nhở không đều, thường gặp trong lao mào tinh hoàn.
Loét hoặc lỗ rò nằm ở mặt trưóc bìu, bò ổ loét nham nhở, dễ chảy máu, kèm theo khối u ở bìu to chắc thường gặp do ung thư tinh hoàn.
Các tổn thương này cần phải được sinh thiết để chẩn đoán xác định.
3.2 Tổn thương lớp màng tỉnh hoàn:
Ứ nước màng tinh hoàn:
Bìu căng to, mọng, có thể gặp một bên hoặc cả hai bên.
Dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn không làm được.
Không sò được tinh hoàn và mào tinh hoàn.
Gõ đục.
Soi ánh sáng xuyên qua (trừ trường hợp có viêm nhiễm kèm theo).
Chọc hút nước có thể đục (do nhiễm trùng), màu hồng đỏ máu (do ung thư, do chấn thương). Chú ý, để chẩn đoán xác định thì nước chọc dò phải - được làm xét nghiệm tế bào và vi khuẩn.
Thoát vị bẹn:
Ruột chui qua chỗ yêu của thành bụng, qua lỗ bẹn nông xuông bìu (nằm trong khoang màng tinh hoàn).
Biu to, ióp da biu Ít cang mọng hơn.
Làm được dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn.
Sò thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn nằm gọn về một phía.
Biệt lập được khôi trong khoang màng tinh hoàn và thu nhỏ được về phía gốc bĩu, khi đẩy được khôi này vào trong ổ bụng sẽ thấy lỗ bẹn nông rộng hơn bình thường.
Sò thấy thừng tinh bình thường.
Khi bảo bệnh nhân ho sẽ thấy bìu to lên nhanh.
3.3 Tôn thương ở tinh hoàn và mào tinh hoàn
Tôn thương mào tinh hoàn:
Bìu không to lắm.
Da bìu ít thay đổi.
Làm được dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn.
Sờ thấy tinh hoàn bình thường.
Sờ thấy mào tinh hoàn to hơn bình thường, chắc hơn, có thể sò thấy nhân cứng ở một cực của mào tinh hoàn.
Nguyên nhân có thể do lao: nhân cứng ở đuôi mào tinh hoàn, nhẵn chắc, ranh giới tương đôi rõ, không đau. Thương tổn có thể gặp ở đầu mào tinh hoàn hay toàn bộ mào tinh hoàn. Nguyên nhân có thể do viêm không đặc hiệu, viêm mào tinh hoàn cấp tính, bán cấp tính do lậu, do tụ cầu trùng, thường gặp ở ngưòi già có u phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh sau lần thông đái.
Tổn thương tinh hoàn: -
Sò thấy tinh hoàn to chắc. . '
Sò thấy mào tinh hoàn bình thường.
Dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn có thể làm được, cũng có thể không làm được.
Nguyên nhân có thể gặp trong trường hợp ung thư tinh hoàn, giang mai: tinh hoàn như một mảng cứng (Plaque de Blindage) thường có kèm theo viêm thừng tinh (Funieulite).
3.4. Tôn thương thừng tinh
Nang nước thừng tinh:
Khám thấy khối u tròn căng dính với thừng tinh, di động theo thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn như búi giun vùng gốic bìu (Varicocele). Nguyên nhân có thể là nguyên nhân tại chỗ, là triệu chứng của ung thư thận.
3.5 Những tổn thương trong trường hơp bìu nhỏ
Tinh hoàn ân (Cryptorchidie):
Tinh hoàn không nằm trong bìu, mà còn nằm trên đưòng di chuyên như trong thòi kì bào thai
Tinh hoàn có thể nằm trong ổ bụng, ông bẹn (tinh hoàn sẽ phát triển thành khối u to - Seminome).
Tinh hoàn lạc chỗ:
Tinh hoàn không nằm trên đường di chuyển bình thường theo con đường của thời kì bào thai.
Tinh hoàn có thể gặp ở các vị trí như tầng sinh môn, nếp bẹn, cung đùi.
3.6 Bìu to với các tổn thương trong cấp cứu ngoại khoa
Thoát vị bẹn nghẹt
Bìu to
Đau ở lỗ bẹn
Có thể có dấu hiệu của tắc ruột
vẫn làm được dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn
Xoắn thừng tinh
Là cấp cứu ngoại khoa dễ bị bỏ sót
Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên Đau đột ngột dữ dội vùng bẹn bìu
Bìu sưng to, mọng đỏ
Tinh hoàn và mằo tinh hoàn căng to rất nhanh
Đau lan theo thừng tinh
Dập tinh hoàn do chấn thương
Da bìu bầm tím, tụ máu
Đau vùng bẹn bìu
Khó xác định được tinh hoàn và mào tinh hoàn
Khám vùng bẹn bìu là một động tác cần thiêt để phát hiện các bệnh lý tại vùng này, đồng thòi còn để tìm các triệu chứng của các bệnh lý của các vùng khác nhưng có biểu hiện ở vùng bẹn bìu.
Các bài viết liên quan:
1. Bìu to, bất thường cần nghĩ tới các bệnh ?
2 . Chẩn đoán bệnh dễ dàng qua hình ảnh
3. Biến chứng bệnh thoát vị bẹn - bìu
4. Khám và phát hiện các bất thường vùng bẹn bìu
5. Phẫu thuật tháo xoắn thừng tinh
6. Phẫu thuật bóc nang nước thừng tinh ở trẻ em
7. Phẫu thuật thoát vị bẹn
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49