Nhiều địa phương đề xuất viện phí mới quá cao
Theo Bảo hiểm Xã hội VN, trong số 50 tỉnh, thành gửi báo cáo đề xuất giá viện phí mới thì có 10 tỉnh đề xuất ở mức 90-100% khung tối đa - vốn dự kiến chỉ được áp dụng tại các bệnh viện hạng đặc biệt như Bạch Mai, Chợ Rẫy...
Nhiều địa phương đề xuất viện phí mới quá cao
Ảnh: Nam Phương. |
Theo Bảo hiểm Xã hội VN, trong số 50 tỉnh, thành gửi báo cáo đề xuất giá viện phí mới thì có 10 tỉnh đề xuất ở mức 90-100% khung tối đa - vốn dự kiến chỉ được áp dụng tại các bệnh viện hạng đặc biệt như Bạch Mai, Chợ Rẫy...
> Viện phí tăng, đi khám đúng tuyến sẽ đỡ tốn kém
Ngoài ra, 15 tỉnh có mức giá 85-90% mức tối đa. Không ít địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn lại đề xuất mức viện phí rất cao như: Cao Bằng, Lào Cai, Đắc Lắc, Sơn La, Vĩnh Long…
Trong khi đó, một số điạ phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đương lại đề xuất mức giá thấp hơn nhiều như: Lạng Sơn (78% so với giá tối đa), Bắc Giang (71%), Hà Tĩnh (74%)… Thậm chí, mức đó còn cao hơn so với một số thành phố lớn như Hà Nội (73% so với mức giá tối đa), Hải Phòng (72%), ông Lê Văn Phúc, Trưởng phòng Chế độ Bảo hiểm Y tế, Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.
Thông tư 04 do liên Bộ Y tế và Tài chính ban hành và có hiệu lực từ 15/4/2012 ban hành khung giá viện phí tối đa. Đây sẽ là căn cứ để các tỉnh phê duyệt mức giá sao cho phù hợp với địa bàn của mình.
Theo ông Phúc, thì khi xây dựng giá, các địa phương phải dựa trên thực trạng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở khám chữa bệnh, tình hình kinh tế xã hội và khả năng cân đối quỹ Bảo hiểm y tế. Nhưng thực tế, khá nhiều địa phương chưa căn cứ vào những tiêu chí nêu trên, mà chủ yếu dựa trên định mức giá tối đa.
Hiện nay, số lượng người dân tham gia bảo hiểm y tế là khoảng 65%, tại một số nơi diện bao phủ còn thấp hơn. Vì vậy, khi tăng viện phí thì số người chưa có thẻ sẽ bị tác động mạnh khi đi khám, chữa bệnh.
Ngay cả những người đã có thẻ bảo hiểm như: người nghèo, cận nghèo, người lao động cũng sẽ chịu sự tác động nhất định vì họ phải cùng chi trả 5- 20% chi phí tùy từng nhóm. Vì thế, nếu các địa phương, nhất là ở những vùng khó khăn mà phê duyệt giá ở mức tối đa thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả và đời sống của chính người dân sống trên địa bàn.
Bên cạnh đó, khi đề xuất mức viện phí mới phải căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế tại địa phương. Tuy nhiên thực tế, nhiều địa phương chưa tăng viện phí thì đã bội chi. Nếu nơi nào cũng xây dựng mức giá tối đa thì quỹ sẽ bị bội chi, quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế sẽ không được đảm bảo, ông Phúc cho biết.
"Điều đáng nói là nếu các địa phương phê duyệt giá ở mức tối đa, tương đương các bệnh viện tuyến ương thì hoàn thoàn có thể làm gia tăng tình trạng quá tải", ông Phúc nhấn mạnh.
Lấy Hà Nội và Bắc Ninh làm ví dụ. Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước áp dụng giá viện phí mới với mức tăng trung bình bằng khoảng 85% so với khung giá tối đa, là mức giá khá cao. Trong khi đó, Hà Nội chỉ đề xuất ở mức bằng 73% so với mức giá tối đa, và có lộ trình để các bệnh viện trên địa bàn tiến tới áp dụng mức cao hơn.
“Như vậy, nếu giá viện phí ở Bắc Ninh mà tương đương như Hà Nội thì đương nhiên người dân sẽ có sự so sánh và sẽ dồn về Hà Nội khám chữa bệnh”, ông Phúc lo ngại nói.
Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong năm nay, quỹ bảo hiểm y tế vẫn đảm bảo khả năng chi trả vì dự kiến khung giá mới này nhanh nhất cũng chỉ được phê duyệt và áp dụng từ tháng 8 tới.
Nhưng với tốc độ gia tăng chi phí như hiện nay, năm 2013 sẽ có nhiều địa phương bị bội chi quỹ, tính chung trên cả nước quỹ cũng khó có thể cân đối. Trước mắt, phí đóng bảo hiểm y tế sẽ chưa tăng nhưng đến khi không thể cân đối quỹ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ tăng mức đóng bảo hiểm y tế.
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) thì đã có khoảng 20/39 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế gửi bản đề xuất điều chỉnh giá. Trong đó, một số bệnh viện chưa giải trình đầy đủ cơ cấu tính giá dịch vụ nên Bộ Y tế đã yêu cầu làm lại.
Dự kiến, chỉ 4 bệnh viện hạng đặc biệt là Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108 và Trung ương Huế sẽ được xem xét thông qua mức tối đa trong khung viện phí mới. Những bệnh viện còn lại cần có sự tính toán viện phí hợp lý, không thể có mức thu cào bằng.
Còn khoảng hơn 10 tỉnh, thành phố vẫn đang trong quá trình xây dựng, thẩm định giá dịch vụ y tế. Hơn 20 tỉnh, thành khác đã có sự thống nhất giữa Sở Y tế, Sở Tài chính, Cơ quan Bảo hiểm xã hội và đang trình lên HĐND...
Từ tháng 3, liên bộ Y tế - Tài chính đã nhất trí điều chỉnh giá 447 dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập, thay cho giá ban hành từ năm 1995 và năm 2006 đã lạc hậu. Mức giá mới sẽ do Bộ Y tế quy định - đối với bệnh viện tuyến Trung ương, và do cấp tỉnh quy định - đối với cơ sở y tế địa phương. Thay đổi giá viện phí lần này ảnh hưởng đến nhóm bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, chứ không liên quan đến khám dịch vụ. Theo đó, tiến tới người dân sẽ đóng bảo hiểm y tế cao hơn, nhưng bù lại, khi đi khám chữa, họ sẽ được phía bảo hiểm chi trả nhiều hơn, và cho nhiều loại hình dịch vụ hơn. Cũng theo các chuyên gia, khi giá viện phí tăng, những người có bảo hiểm, và người đi khám đúng tuyến sẽ được lợi nhiều nhất. Việc tăng giá lần này cũng nhằm hướng tới động viên toàn dân tham gia mua bảo hiểm y tế. |
Tin nổi bật
- Chuyên gia điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt như thế nào?
04/01/2025 - 22:41:35
- Tán sỏi qua da điều trị sỏi thận cho trẻ em - PCNL for Children
01/01/2025 - 17:48:33
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Phẫu thuật nội soi thắt ống phúc tinh mạc đầu tiên trên bản đồ Việt Nam
04/12/2024 - 22:16:35
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Một số nguy cơ tổn thương chức năng thận và sức khỏe cơ thể do sỏi tiết niệu
27/11/2024 - 20:28:30