PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THẬN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THẬN
MỞ ĐẦU Trong nhiều năm qua, phẫu thuật mổ hở cắt thận tận gốc cho bướu chủ mô thận hay cắt thận-niệu quản cho bướu niệu mạc ở bể thận bằng mổ hở với đường rạch da rộng đã là quy chuẩn cho phẫu thuật trong bướu chủ mô hay bướu bể thận. Trong bướu chủ mô thận đã chuẩn hóa kỹ thuật mổ: dùng đường mổ dưới sườn, vào ổ bụng trong phúc mạc nhằm khống chế sớm và thắt sớm toàn bộ mạch máu cuống thận(5). Trong cắt thận-niệu quản dùng đường sau phúc mạc vùng hông lưng kéo dài hoặc hai đường mổ riêng biệt ở hông lưng và hố chậu. Đây là những phẫu thuật lớn với đường mổ rất dài, nó cho phép khống chế cuống thận sớm, lấy chồi bướu trong tĩnh mạch chủ dưới, cắt bướu lớn hoặc bướu diễn tiến xa. Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, phẫu thuật cắt thận qua nội soi ổ bụng – lúc đầu là cho bệnh lý thận lành tính và sa
CHỈ ĐỊNH
Cắt thận tận gốc
Nói chung, các tác giả(8,24,40,47) giới hạn bướu chủ mô thận từ T1 đến T2, bướu < 10 cm đường kính. Riêng bướu T3a cũng có thể mổ nội soi nếu kích thước bướu cho phép.
Gill(21) cho rằng bướu ≤ 8 cm là chỉ định tốt cho cắt thận tận gốc qua nội soi ổ bụng với điều kiện bướu không xâm lấn hạch hay tĩnh mạch thận. Bướu > 8 cm hay bướu ăn lan tĩnh mạch hay vùng quanh thận không nên làm phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, trong 30 trường hợp cắt thận tận gốc qua nội soi sau phúc mạc, ông thấy rằng nhóm bệnh phẩm lớn (bướu ³8cm, bệnh phẩm ³ 200g) vẫn mổ cắt thận tận gốc ngã nội soi sau phúc mạc an toàn và hiệu quả so với nhóm bệnh phẩm nhỏ (bướu < 8cm, bệnh phẩm < 200g). Ông kết luận có thể cắt thận nội soi sau phúc mạc cho bướu chủ mô thận T1 - T3a N0 M0.
Cicco(10) chỉ định mổ rộng hơn: bướu chủ mô thận < 9 cm, bướu pT3 N (+) M(+) (chẩn đoán sau mổ), với 50 trường hợp cắt thận tận gốc qua nội soi sau phúc mạc. Tuy vậy để an toàn, ông khuyên nên mổ nội soi cho bướu £ 5 cm.
Portis(41) tổng kết 400 trường hợp cắt thận tận gốc qua nội soi trong y văn thấy bướu có kích thước thay đổi từ 2 -13 cm (biên độ lớn).
Mattar(33) mở rộng hơn chỉ định mổ nội soi trong một số trường hợp bướu thận ăn lan tại chỗ còn khu trú và hạch di căn ít. Ông cho rằng phẫu thuật nội soi làm giảm khối tế bào bướu (cytoreductive nephrectomy) thì an toàn và ít biến chứng hơn mổ hở.
Trong bướu thận với chồi bướu trong tĩnh mạch chủ dưới: Varkarakis - trên 4 bệnh nhân - dùng kỹ thuật cắt thận có hỗ trợ bằng nội soi (laparoscopic-assisted nephrectomy) và mở tĩnh mạch chủ dưới lấy chồi bướu(49).
Nội soi ổ bụng trong phúc mạc hay sau phúc mạc ?
Theo Hội Niệu khoa Pháp (AFU),1999(2) trong 261 trường hợp cắt thận bướu qua nội soi có 156 trường hợp cắt qua nội soi trong phúc mạc (59,8%) và 105 trường hợp cắt qua nội soi sau phúc mạc (40,2%).
Ono(39) trong loạt 25 bệnh nhân có 11 trường hợp nội soi trong phúc mạc và 14 bệnh nhân nội soi sau phúc mạc. Chúng tôi (36) trong loạt 31 bệnh nhân có 17 trường hợp nội soi trong phúc mạc (54,8%) và 14 trường hợp nội soi sau phúc mạc (45,2%).
Cắt thận bán phần
Chỉ định cắt bán phần thận trong bướu ác thận
Chỉ định cắt thận bán phần trong bướu ác thận là bệnh nhân có bướu chủ mô thận hai bên hay bướu thận trên thận độc nhất. Chỉ định khác là bướu thận một bên mà thận bên kia bị các bệnh lý có thể làm suy giảm chức năng thận trong tương lai như hẹp động mạch thận, thận ứ nước, viêm thận bể thận, trào ngược bàng quang-niệu quản, sạn niệu hay các bệnh hệ thống như tiểu đường hay xơ hoá thận (nephrosclerosis)(37)
Ngày nay nhiều tác giả(27,37) thống nhất rằng phẫu thuật cắt bán phần thận có thể tiến hành ở bệnh nhân có bướu ác đơn độc, bướu nhỏ (< 4 cm) và thận bên kia có chức năng bình thường.
Mổ nội soi hay mổ hở ?
Schiff(44) chủ trương cắt thận bán phần nội soi cho bướu chủ mô thận nhỏ còn cắt thận bán phần bắt buộc hay bướu thận lớn nên mổ hở cắt thận bán phần vì nói chung mổ nội soi có thời gian thiếu máu nóng dài hơn và có nhiều biến chứng hơn mổ hở(1).
Nội soi ổ bụng trong phúc mạc hay sau phúc mạc ?
Theo Gill(22,23) thì tùy thuộc vào vị trí bướu: bướu mặt sau hay sau bên thì nội soi sau phúc mạc, bướu mặt trước, trước bên hay bên hay bướu cực trên thì nên nội soi trong phúc mạc. Trong 50 trường hợp đầu tiên của ông(22) có 28 trường hợp nội soi trong phúc mạc và 22 trường hợp nội soi sau phúc mạc.
Châu Quý Thuận(9) mổ ngã sau phúc mạc qua 2 trường hợp đầu tiên. Chúng tôi-cũng qua 2 trường hợp - thích ngã trong phúc mạc để dễ dàng kiểm soát cuống thận.
KỸ THUẬT
Cắt thận tận gốc qua nội soi
Phẫu thuật cắt thận qua nội soi trong phúc mạc
Trong bướu chủ mô thận (7,36,50,51)
Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng cổ điển có biến đổi (750) (Hình 1).
(A) (B)
Hình 1: A. Tư thế bệnh nhân cắt thận tận gốc qua nội soi ổ bụng trong phúc mạc B. Phân bố các trocar
Dùng 4 trocar (2 trocar 10mm và 2 trocar 5mm) trong đó trocar đầu tiên được đặt vào ổ bụng theo phương pháp “mở”. Các bước phẫu thuật: (1) Cắt xẻ phúc mạc, mạc Toldt hạ góc đại tràng. (2) Cắt cột tĩnh mạch sinh dục (3) Cột cắt niệu quản. (4) Cột tĩnh mạch thượng thận (nếu lấy luôn tuyến thượng thận) (5) Cột và kẹp cắt riêng động mạch, tĩnh mạch thận. (5) Giải phóng hoàn toàn mẫu bệnh phẩm (5) Lấy thận ra ngoài qua chỗ rạch mở rộng của trocar 10 mm, bệnh phẩm bướu thận được cho vào endosac trước khi lôi ra khỏi thành bụng. Trong bướu thận cực dưới có thể chừa lại tuyến thượng thận.
Trong bướu niệu mạc ở bể thận(36)
Phẫu thuật giống như trong cắt thận đơn giản, nhưng sau đó phải bóc tách toàn bộ niệu quản đến chỗ cắm vào bàng quang để cắt đoạn niệu quản nội thành và một khoanh cơ bàng quang xung quanh niệu quản.
Phẫu thuật cắt thận qua nội soi sau phúc mạc
Trong bướu chủ mô thận (7,36,50,51)
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng cổ điển (tư thế mổ hở thận) (Hình 2)
(A)
(B)
Hình 2: A. Tư thế bệnh nhân cắt thận tận gốc qua nội soi ổ bụng sau phúc mạc B. Kỹ thuật 5 trocar theo đường nách
Các bước phẫu thuật: làm “mini-lumbotomy” ngay dưới đầu xương sườn 12 trên đường nách sau dài 1,5cm. Dùng bong bóng bơm 400-50ml nước hoặc không khí theo kiểu của Gaur đặt vào khoang cạnh thận sau. Đặt thêm 3 - 4 trocar theo đường nách: 1 trocar 10mm ở đường nách giữa ngay trên mào chậu cho ống soi, 2 trocar làm việc ở đường nách sau (có trocar đầu tiên), 1 trocar 5mm ở đường nách trước.
Mổ cắt thận nội soi theo các nguyên tắc cắt bướu thận trong mổ hở(43): kẹp cắt cuống thận từ đầu ở ngoài bao Gerota, cắt niệu quản, tách quanh thận ở ngoài bao này để lấy hết mỡ quanh thận.
Xử lý cuống thận sẽ kẹp động mạch thận trước bằng clip kim loại, kẹp tĩnh mạch thận bằng clip kim loại hay bằng hemolok bằng nhựa. Có thể dùng chỉ vicryl cột để làm nhỏ khẩu kính mạch máu trước khi kẹp nó bằng clip kim loại(28,50). Dùng endosac lấy thận ra ngoài để tránh sự rơi vãi tế bào ung thư.
Trong bướu niệu mạc ở bể thận(36)
Có 2 cách: (1) Kết hợp cắt quanh miệng niệu quản qua nội soi bàng quang và cắt thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc vùng hông lưng hoặc (2) Kết hợp cắt thận qua nội soi sau phúc mạc vùng hông lưng với cắt niệu quản qua đường rạch mở ở vùng chậu.
Kỹ thuật xử lý mạch máu cuống thận như thế nào ?
Gill(21) xử lý cuống thận sau khi xẻ cân Gerota (trong cân), Abbou(1) xử lý cuống thận hoàn toàn ngoài cân này, dùng endoGIA để kẹp cắt tĩnh mạch thận(1,21). Janetschek(28) dùng phương pháp cột tĩnh mạch thận bằng chỉ trước khi clip tĩnh mạch dể thay thế endoGIA.
Chúng tôi chủ trương xử lý cuống thận ngoài cân Gerota. Chúng tôi dùng clip kim loại và hemolok cho thấy an toàn và rẻ tiền(36,50). Trong thời gian đầu khi chưa có hemolok chúng tôi dùng kỹ thuật cột tĩnh mạch thận của Janetschek để làm nhỏ khẩu kính tĩnh mạch thận trước khi clip tĩnh mạch.
Vấn đề nạo hạch
Tuy Robson 1963(43) trong phẫu thuật cắt thận tận gốc cho bướu chủ mô thận (mổ hở) vẫn nhấn mạnh việc nạo hạch rốn thận để làm tăng tỉ lệ sống còn nhưng đây vẫn là điều còn bàn cãi. Ngày nay, hầu hết các tác giả(1,5,10,21,37) đều không đề cập đến yêu cầu nạo hạch vùng trong cắt thận tận gốc cho bướu chủ mô thận.
Trong loạt 31 bệnh nhân cắt thận tận gốc qua nội soi ổ bụng củ chúng tôi trong thời gian 3 năm (từ 5/2003 đến 5/2006) –trong và ngoài phúc mạc- cũng không nạo hạch(36).
Tỉ lệ thương tật
Shuford(46), trên 74 bệnh nhân, so sánh mổ hở, mổ nội soi hỗ trợ bằng bàn tay, và mổ nội soi hoàn toàn thấy tỉ lệ biến chứng, lượng máu mất không khác nhau ở cả 3 nhóm nhưng nhóm mổ nội soi có thời gian nằm viện ngắn hơn. Ông cho rằng với tỉ lệ thương tật tương đương mổ hở nhưng với lợi ích của phẫu thuật ít xâm hại, cắt thận nội soi có ưu thế rõ rệt đối với bướu T1 và T2.
Trong loạt 31 bệnh nhân cắt thận tận gốc qua nội soi của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp: một trường hợp tăng thán khí nặng khi mổ và một trường hợp chảy máu phải mổ lại: 6,5%(36)Cũng như Ono(38,39), chúng tôi thấy ở nhóm cắt thận sau phúc mạc bệnh nhân có nhu động ruột sớm hơn, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
Cắt thận bán phần qua nội soi
Các kỹ thuật cầm máu trong cắt thận bán phần
Guillonneau(25) khuyên nên kẹp cuống thận kết hợp (Hình 3, 4) với khâu cầm máu chủ mô thận được làm lạnh qua ống thông niệu quản sẽ ít mất máu hơn và thời gian mổ ngắn hơn.
Hình 3. Satinsky nội soi kẹp cuống thận en bloc
Hình 4. Kẹp bulldog riêng biệt ĐM và TM thận trong nội soi trong phúc mạc trong nội soi sau phúc mạc
Làm lạnh thận có 3 kỹ thuật(52): bơm dung dịch Saline lạnh qua ống thông niệu quản, truyền vào động mạch thận dung dịch Saline lạnh và đắp lạnh thận như trong mổ hở.
Khâu cầm máu cổ điển có làm lạnh thận đi kèm hay không(14,15,22): kinh nghiệm của bệnh viện Cleveland trên 275 bệnh nhân đầu tiên với kích thước bướu trung bình là 2,9 cm, cho cả bướu thận trên thận độc nhất, bướu nằm ở vùng trung tâm(20) và rốn thận.
Các chất bịt kín mô (tissue sealants)(52): như các hạt thrombin/gelatin (Floseal), keo fibrin (Tisseel), polyethylene glycol hydrogel (Coseal), keo cyanoacrylate (Dermabond), Surgicel,..
Hình 6. Khâu chủ mô thận trên giá đỡ
Các dụng cụ cắt và cầm máu chủ mô thận khác như(52): dao siêu âm, dao đốt điện lưỡng cực, tia argon (argon-beam coagulation), microwave tissue coagulator (MTC), radiofrequency dissector (TissueLink), laser (KTP hay YAG) trên động vật thực nghiệm…..
Tác giả Châu Quý Thuận (9) dùng kỹ thuật kiểm soát động mạch thận bằng một nơ chỉ chromic được thắt cách quãng mỗi 5 phút kết hợp với mũi khâu chủ động chủ mô thận bằng 2 sợi chỉ vicryl cài răng lược hình số 8 cách bờ bướu 2 cm.
Các kỹ thuật nội soi hỗ trợ khác
Bao gồm nội soi hỗ trợ bằng bàn tay (HALPN), hay robot (RALPN)
KẾT QUẢ
Cắt thận tận gốc qua nội soi
Kết quả sớm của phẫu thuật (36) (bướu tế bào thận - RCC)
Tác giả | Số bệnh nhân | Đường vào | Thời gian mổ (phút) | Máu mất (mL) | Ngày nằm viện | Thương tật (%) |
Kavoussi, 1993 | 8 | Trong PM | 450 | 295 | 5,2 | 38 |
Gill, 1995 | 32 | Trong PM | - | - | - | 34 |
McDougall, 1996 | 17 | Trong PM | 414 | 211 | 4,5 | 36 |
Ono, 1997 | 11 14 | Trong PM Sau PM | 360 294 | 397 285 | 11 | 27,2 14,2 |
Cadeddu, 1998 | 139 18 | Trong PM Sau PM | - | - | - | 9,6 |
Barrett, 1998 | 72 | Trong PM | 175 | - | 4,4 | 12,5 |
Cicco, 2001 | 50 | Trong PM | 139 | 149,78 | 6,0 | 8 |
Hoàng, 2006 | 31 | Trong PM Sau PM | 139,5 | 60 | 5,1 | 6,5 |
Kết quả lâu dài của phẫu thuật
Kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt thận tận gốc qua nội soi ổ bụng cần đánh giá về các mặt: kết quả gần, kết quả xa như: tái phát bướu tại chỗ, di căn ở vị trí đặt trocar, tỉ lệ bệnh nhân sống sót không còn ung thư (disease-free survival).
Loạt 50 bệnh nhân của Cicco(10) và tổng kết của Portis(41) trên 5 nhóm bệnh nhân với mỗi nhóm trên 50 bệnh nhân với thời gian theo dõi từ 13 -36 tháng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân sống sót không còn ung thư là 91-100% (cần biết là tỉ lệ sống sót sau 5 năm đối với bướu chủ mô thận mổ hở là 94%), chỉ có 4/403 bệnh nhân có bướu tái phát tại chỗ và 1/403 bệnh nhân có bướu T3, grade IV tái phát bướu ở vị trí đặt trocar sau mổ 25 tháng.
Caddedu(8), trong một nghiên cứu trên 157 bệnh nhân ở 5 trung tâm, thời gian theo dõi 12 tháng, thấy rằng cắt thận tận gốc qua nội soi không làm tăng tỉ lệ tái phát tại lỗ trocar cũng như tại vùng sau phúc mạc. Dunn(17) trên 60 bệnh nhân mổ hở và 33 bệnh nhân mổ nội soi cũng có cùng nhận xét.
Ono(38,39) trong loạt 25 bệnh nhân với bướu < 5cm, thời gian theo dõi trung bình 22 tháng (7-49) thấy không có hiện tượng di căn xa hay bướu tái phát tại lỗ trocar. Trong một loạt lớn hơn với 149 bệnh nhân bưới < 5cm với 103 nội soi và 46 mổ hở ông có kết quả: tỉ lệ không tái phát và sống sót sau 5 năm ở nhóm mổ nội soi (theo dõi 29 tháng) là 95,1% và 95%, theo thứ tự ; tỉ lệ không tái phát và sống sót sau 5 năm ở nhóm mổ hở (theo dõi 11-101 tháng) là 89,7% và 95,6%. Ông kết luận cắt thận tận gốc qua nội soi có thể là một phẫu thuật thay thế mổ hở trong bướu thận còn khu trú.
Hemal(26) trên 112 bệnh nhân bướu chủ mô thận T2 với 41 mổ nội soi và 71 mổ hở, với thời gian theo dõi 51,4 và 57,2 tháng (theo thứ tự) thấy tỉ lệ sống sót sau 5 năm không khác nhau. Nhóm mổ nội soi không có bướu tái phát tại vùng hay tại lỗ trocar.
Permpongkosol(40), trên 2 loạt bệnh nhân mổ hở (54 bệnh nhân) và mổ nội soi (67 bệnh nhân) thấy sau 5 năm và 10 năm tỉ lệ sống sót không ung thư và tỉ lệ sống sót chung không khác nhau, thời gian theo dõi trung bình là 73 tháng. Ông kết luận phẫu thuật nội soi có kết quả ung thư học tương đương mổ hở đối với bướu T1/2 N0M0 .
Cắt thận-niệu quản qua nội soi
Kết quả sớm của phẫu thuật(6)
Tác giả | Ngã vào | Khoanh BQ | Số BN | Thời gian mổ (h) | Máu mất (ml) | Conversion % | Biến chứng |
Keeley và Tolley | Trong PM | CĐNS, mổ hở | 22 | 2,6 | – | 13.6 | 27 |
McNeill | Trong PM | CĐNS, mổ hở | 25 | 2,7 | – | 12 | 16 |
Shalhav | Trong PM | LS | 25 | 7,7 | 189 | 0 | 40/8 |
Jarrett. | Trong PM | Mổ hở,LS | 25 | 5,5 | 440 | 4 | 12/4 |
Gill | Sau PM | TUDL, LS | 42 | 3,7 | 242 | 4,8 | 12 |
Matsui | Sau PM | Mổ hở, LS | 17 | 4 | 151 | – | 12 |
Yoshino | Sau PM | LS | 23 | 4,8 | 304 | 4,3 | 8,7 |
Stifelman | HAT | TUDL | 22 | 4,5 | 180 | 0 | 4,5 |
Wong và Leveillee | HAT | TUE | 14 | – | – | – |
|
Uozumi | HAR | Mổ hở | 10 | 4,4 | 462 | 0 | 30/20 |
Kawauchi | HAR, Lồng NQ, | TUE, mổ hở | 34 | 3,9 | 236 | 3 | 5,9/5,9 |
HAT, hand-assisted transperitoneal; HAR, hand-assisted retroperitoneal; TUDL, transurethral detachment and ligation; TUE, transurethral excision.
Kết quả lâu dài của phẫu thuật
Còn cần thêm thời gian để kiểm chứng, hiện đang trong thời gian theo dõi trung bình.
Bariol(4) báo cáo kết quả tương đương ở 2 nhóm mổ nối soi và mổ hở sau mổ 7 năm: tỉ lệ sống sót không có di căn sau 1 năm và 5 năm là 80% và 72% trong mổ nội soi so với 87,2% và 82,1% trong mổ hở (p=0,33 và 0,26, theo thứ tự).
Tsujihata(48) trên 25 bệnh nhân cắt thận-niệu quản nội soi và 24 bệnh nhân mổ hở thấy tỉ lệ sống sót không có ung thư tương đương ở cả 2 nhóm với thời gian theo dõi trung bình là 22 tháng (p=0,8166).
Báo cáo của Rassweiler(42) với thời gian theo dõi 2 năm trên 8 bệnh nhân mổ nội soi và 11 mổ hở cho thấy kết quả tương tự Tsujihata.
Cắt thận bán phần qua nội soi
Tác giả | Số BN | Kích thước bướu | Kiểm soát cuống | Khâu đài bể thận (%) | Cầm máu | Máu mất (ml) | Thời gian mổ (giờ) | Nằm viện sau mổ | Theo dõi (tháng) |
Janetschek | 25 | 1,9 | Không | 0 | Lưỡng cực, Argon, Keo | 287 | 2,7 | 5,8 | 22,2 |
Kim | 79 | 2,5 | Có | - | Khâu giá đỡ | 391 | 3,0 | 2,8 | - |
Rassweiler | 53 | 2,3 | - | - | Siêu âm, Lưỡng cực, Argon, Nd:YAG | 725 | 3,2 | 5,4 | 24 |
Gill | 100 | 2,8 | Có (91) | 64 | Khâu giá đỡ | 125 | 3,0 | 2,0 | 18 |
Guillonneau | 28 | 1,9 | Không (12) Có (16) | 0 11 | Lưỡng cực, Siêu âm, Khâu giá đỡ | 708 270 | 3,0 2,0 | 4,7 4,7 | 12,2 1,2 |
Châu Quý Thuận | 2 | 4,0 | Không (1) Có (1) | 0 | Khâu giá đỡ | 75 | 2,6 | 4,5 | - |
Hoàng | 2 | 3,2 | Không | 0 | Clip nhánh ĐM cực dưới, Khâu giá đỡ | 125 | 2,25 | 5 | - |
Kết quả lâu dài của phẫu thuật
Còn cần thêm thời gian để kiểm chứng
Allaf, 9/2004(3), trên 48 bệnh nhân với thời gian theo dõi 37,7 tháng có 46/48 bệnh nhân không có bướu tái phát (95,8%). Chỉ có 2 bệnh nhân tái phát (4,2%) trong đó có 1 bệnh nhân tái phát sau 4 năm.
Báo cáo đầu tiên của bệnh viện
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt thận qua nội soi ổ bụng đã mang lại nhiều lợi ích của phẫu thuật ít xâm hại ở bệnh nhân bướu ác thận so với mổ hở. Kết quả lâu dài về mặt ung thư học – so với mổ hở- dần với thời gian theo dõi đủ dài của các tác giả, cho thấy nó rất có thể thay thế hoàn toàn mổ hở trong thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbou C.C., Cicco A., Gasman D., Hoznek A., Antiphon P., Chopin D. K., Salomon L.: Retroperitoneal laparoscopic versus open radical nephrectomy. J.Urol, Vol.161, June 1999, pp.1776-1780.
2. Abbou C.C., Antiphon P., Hoznek A. : Rapport sur l’activité de laparoscopie à l’A.F.U. La laparoscopie en Urologie. Progrès en Urologie. Rapport du Congrès 1999 de l’A.F.U. Vol.9, No 5, Novembre 1999, pp.845-47 .
3. Allaf M.E., Bhayani S.B., Rogers C., Varkarakis I., Link R.E., Inagaki T. et al: Laparoscopic partial nephrectomy: evaluation of long-term oncological outcome. J Urol 2004; 172: 871.
4. Bariol S.V., Stewart G.D., McNeill
5. Bùi Văn Kiệt, Dương Quang Trí: Góp phần bàn luận kỹ thuật mổ cắt thận tận gốc bướu chủ mô thận. Luận văn cao học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,2001.
6. Busby J.E.and Matin S.F. : Laparoscopic radical nephroureterectomy for transitional cell carcinoma: where are we in 2007? Curr Opin Urol, 2007,17:83–87.
7. Cadeddu J.A.: Laparoscopic radical nephrectomy. Atlas of laparoscopic retroperitoneal surgery. W.B. Saunders Company, 2000, pp. 99-104.
8. Cadeddu J.A., Ono Y., Clayman R.V., Barrett P.H., Janetschek G., Fentie D.D., McDougall E.M., Moore R.G., Kinukawa T., Elbahnasy A.M., Nelson J.B. and Kavoussi L.R.: Laparoscopic nephrectomy for renal cell cancer: evaluation of efficacy and safety: a multicenter experience. Urology, Vol.52(5), Nov.1998,pp.773-777.
9. Châu Quý Thuận, Dương Quang Vũ, Trần Trọng Trí, Đỗ Quang Minh, Phó Minh Tín: Nhân 2 trường hợp cắt thận bán phần qua nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP Hồ Chí Minh, 2007,Tập 11, Phụ bản của số 1, tr.205-210.
10. Cicco A., Salomon L., Hoznek A., Saint F., Alame W., Gasman D., Antiphon P., Chopin D. K., and Abbou C. C.: Results of retroperitoneal laparoscopic radical nephrectomy. J. Endourol. Vol.15(4), 2001, pp.355-359
11. Cicco A., Salomon L., Hoznek A., Saint F., Alame W., Gasman D., Antiphon P., Chopin D. K., and Abbou C. C.: Chirurgie laparoscopique rétropéritonéale et risque carcinologique. Progrès en Urologie. Vol.11,(1), Février, 2001, pp.8-15.
12. Clayman R. V., Kavoussi L.R., Soper N. J., Dierks S. M., Meretyk S., Darcy M. D., Roemer F. D. et al.: Laparoscopic nephrectomy: initial case report. J.Urol., 1991, Vol.146, pp. 278-282.
13. Clayman R.V., Kavoussi L.R., Figenshau R.S., Chandhoke P.S., Albala D.M.: Laparoscopic nephroureterctomy: Initial case report. J Laparoendosc Surg 1991; 1:343-349
14. Desai M.M.; Gill I.S., Ramani Anup P., Matin S.F., Kaouk J.H., Campero J.M.: Laparoscopic radical nephrectomy for cancer with level I renal vein involvement. J.Urol. Vol.169(2), February 2003, pp 487-491.
15. Desai M.M., Gill I.S., Kaouk J.H., Matin S.F., Novick A.C.: Laparoscopic partial nephrectomy with suture repair of the pelvicaliceal system. Urology 2003; 61:99-104.
16. Desai M.M., Gill I.S. Laparoscopic partial nephrectomy for tumor: Current status at the Cleveland Clinic. BJU Int 2005; 95:41–45.
17. Dunn M. D.; Portis, A. J., Shalhav A. L., Elbahnasy A. M., Heidorn C.; McDougall E. M., Clayman R. V. Laparoscopic versus open radical nephrectomy: a 9-year experience. J. Urol. Vol.164(4), October 2000, pp1153-1159.
18. Fergany A.F., Hafez K.S. and Novick A.C.: Long-term results of nephron sparing surgery for localized renal cell carcinoma:10-year followup. J Urol 2000; 163:442.
19. Finelli A., Gill I.S.: Laparoscopic partial nephrectomy: contemporary technique and results. Urologic Oncology: Seminars and Original Investigations 22 (2004) 139–144.
20. Frank I.,
21.
22. Gill I.S., Desai M.M., Kaouk J.H., Meraney A.M., Murphy D.P., Sung G.T. et al: Laparoscopic partial nephrectomy for renal tumor: duplicating open surgical techniques. J Urol 2002; 167: 469.
23. Gill I.S., Matin S.F., Desai M.M., Kaouk J.H., Steinberg A., Mascha E., Thornton J., Sherief M.H., Strzempkowski B., Novick A.C.: Comparative analysis of laparoscopic versus open partial nephrectomy for renal tumors in 200 patients. J Urol2003;170:64–68.
24. Gong E.M., Lyon M.B., Orvieto M.A., Lucioni A., Gerber G.S., Shalhav A.L.: Laparoscopic radical nephrectomy: comparison of clinical stage T1 and T2 renal tumors. Urology, 2006, 68: 1183–1187.
25. Guillonneau B., Bermudez H., Gholami S. et al: Laparoscopic partial nephrectomy for renal tumor. Single center experience comparing clamping and no clamping techniques of the renal vasculature. J Urol 2003;169:483-6.
26. Hemal K., Kumar A., Kumar R., Wadhwa P., Seth A., Gupta N.P.: Laparoscopic Versus Open Radical Nephrectomy for Large Renal Tumors: A Long-Term Prospective Comparison. J. Urol, March 2007, Vol. 177, 862-866.
27. Herr H.W.: Partial nephrectomy for unilateral renal carcinoma and a normal contralateral kidney: 10-year followup. J Urol1999; 161: 33.
28. Janetschek G., Bagheri F., AbdelMaksoud A., Biyani C. S., Leeb K., Jeschke S.: Ligation of the renal vein during laparoscopic nephrectomy: An effective and reliable method to replace vascular staplers. J. Urol, Vol. 170(4, Part 1 of 2), October 2003, pp.1295-1297.
29. Johnston W.K. III, Montgomery J.S., Seifman B.D., Hollenbeck B.K., Wolf S.J. Jr: Fibrin glue v sutured bolster: Lessons learned during 100 laparoscopic partial nephrectomies. J Urol 2005;174:47–52.
30. Kavoussi L.R., Kerbl K, Capelouto C.C., McDougall E.M., Clayman R.V.: Laparoscopic nephrectomy for renal neoplasms. Urology 1993;42:603.
31. Lane B.R. and Gill I.S.: 5-Year Outcomes of Laparoscopic Partial Nephrectomy J Urol 2007; 177: 70.
32. Matin S.F., Dhanani N., Acosta M., Wood C.G.: Conventional and hand-assisted laparoscopic radical nephrectomy: Comparative analysis of 271 cases. J. Endourol, Vol. 20, Number 11, November 2006, p. 891-894.
33. Mattar K. and Finelli A.: Expanding the indications for laparoscopic radical nephrectomy. Curr Opin Urol, 2007, 17:88–92.
34. McDougall E. M., Clayman R.V., Elashry O.M.: Laparoscopic Radical Nephrectomy for Renal Tumor: The
35. Moinzadeh A., Gill I.S., Finelli A., Kaouk J. and Desai M.: Laparoscopic partial nephrectomy: 3-year followup. J Urol 2006;175: 459.
36. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Ân, Phạm Phú Phát, Nguyễn Tế Kha, Ngô Đại Hải, Đỗ Anh Toàn: Phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt thận tận gốc cho bướu ác thận ở người lớn: kinh nghiệm ban đầu tại bệnh viện Bình Dân. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Ung bướu học. Hội thảo phòng chống ung thư TP. HCM lần thứ 9. Phụ bản của tập 10, Số 4,2006, tr.502-511.
37. Novick A.C. and
38. Ono Y., KinukAwa T., Hattori R., Gotoh M., Kamihira O., Ohshima S.: The long-term outcome of laparoscopic radical nephrectomy for small renal cell carcinoma. J.Urol,Vol.165, June 2001, pp.1867-1870.
39. Ono Y., Katoh N., Kinukawa T., Matsuura O., Ohshima S.: Laparoscopic radical nephrectomy: The Nagoya Experience. J.Urol Vol.158(3), September 1997, pp 719-723.
40. Permpongkosol S., Chan D.Y., Link R.E., Sroka M., Allaf M.,
41. Portis A. J., Elnady M., and Clayman R.V: Laparoscopic radical / total nephrectomy: A decade of progress. J. Endourol. Vol.15(4), 2001, pp. 345-353.
42. Rassweiler J.J., Schulze M., Marrero R., et al. Laparoscopic nephroureterectomy for upper urinary tract transitional cell carcinoma: is it better than opensurgery? Eur Urol 2004; 46:690–697.
43. Robson C. J.: Radical nephrectomy for renal cell carcinoma. J Urol 1963; 89:37
44. Schiff J.D., Palese M., Vaughan E.D. Jr, Sosa R.E., Coll D. and Del Pizzo J.J.: Laparoscopic vs open partial nephrectomy in consecutive patients: the Cornell experience. BJU International,2005,196,811–814.
45. Schulam P.G., and Dekernion J.B.: Laparoscopic nephrectomy for renal-cell carcinoma: The current situation. J. Endourol. Vol.15(4), 2001, pp.375-376.
46. Shuford M.D., McDougall E.M., Chang S.S., LaFleur B.J., Ph.D., Smith J.A., Jr.,Cookson M.S.: Complications of contemporary radical nephrectomy: comparison of open vs. laparoscopic approach. Urologic Oncology: Seminars and Original Investigations 22 (2004), pp.121–126.
47. Steinberg A.P., Finelli A., Desai M.M., Abreu S.C., Ramani A.P., Spaliviero M., Lisa R., Kaouk J., Novick A.C., Gill I.S.: Laparoscopic radical nephrectomy for large (greater than 7 cm, T2) renal tumors. J.Urol Vol. 172, December 2004, pp.2172–2176.
48. Tsujihata M., Nonomura N., Tsujimura A., et al. Laparoscopic nephroureter-ectomy for upper tract transitional cell carcinoma: comparison of laparoscopic and open surgery. Eur Urol 2006; 49:332–336.
49. Varkarakis I.M., Bhayani S.B., Allaf M.E., Inagaki T., Gonzalgo M.L., Jarrett T.W.: Laparoscopic-assisted nephrectomy with inferior vena cava tumor thrombectomy: preliminary results. Urology, 64 (5), 2004, pp.925-929.
50. Vu Le Chuyen, Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Van An, Nguyen Te Kha, Do Anh Toan: Laparoscopic nephrectomy: the Binh Dan experience in 3 years. Int.J.Urol.(2006)13(Suppl.1), A1-A22, 8th Asian Congress of Urology.
51. Vũ Lê Chuyên: Các kinh nghiệm từ 40 trường hợp cắt thận bệnh lý qua ngã nội soi ổ bụng. Tập san hội nghị nội soi và phẫu thuật nội soi. Đại học Y Dược TPHCM-Bệnh viện Hoàn Mỹ, 10-2004, tr. 313-316.
52. Walters R.C., Collins M.M. and L’Esperance J.O.: Hemostatic techniques during laparoscopic partial nephrectomy. Current Opinion in Urology 2006, 16:327–33.
(Necrotizing Pancreatitis)
Le Quang Nghia
LAPAROSOPIC NEPHRECTOMY FOR MALIGNANT RENAL TUMORS: A REVIEW OF THE LITTERATURE
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47