Phẫu thuật hạ tinh hoàn trong ống bẹn xuống bìu
Phẫu thuật điều trị ẩn tinh hoàn là một phẫu thuật điều trị bệnh lý bẩm sinh cho trẻ nam. Nhờ sự tiến bộ của chuyên ngành gây mê - hồi sức,đặc biệt là hồi sức nhi cho nên hiền này ở các trung tâm phẫu thuật lớn tại Việt Nam đã tiến hành phẫu thuật cho các trẻ > 1 tuổi bị bệnh lý này.
I. Chuẩn bị mổ:
1. Khám lại và tư vấn các diễn biến có thể xảy ra, các nguy cơ trước trong và sau mổ của bệnh nhân cho thân nhân, cho bệnh nhân ( nếu trẻ lớn tuổi).
2. Tê tủy sống, mê mask thanh quản hoặc nội khí quản.
3. Bệnh nhân nằm ngửa.
4. Sát khuẩn rộng vùng bụng – bẹn bìu – đùi .
II. Phẫu thuật:
- Rạch da: Nếp bụng mu ( đường ngang) , dài khoảng 3 – 4 cm, sao cho vết mổ đi qua đường đi của ống bẹn.
- Rạch các lớp tổ chức dưới da tới lớp mạc nông, rạch lớp mạch nông theo đường dọc vuông góc với vết rạch da.
- Dùng Farabeuf vén rộng vết mổ sang 4 phía: trên, dưới, trong và ngoài. Kéo Farabeuf xuống dưới tìm lỗ bẹn nông, ta thấy có tổ chức phồng ra, đó là lớp mỡ - dây chằng của tinh hoàn.
- Mở rộng lỗ bẹn nông, ta có thể kéo được 1 phần tinh hoàn xuống dưới và ra ngoài .
- Mở cân cơ chéo lớn lên tận lỗ bẹn sâu, thấy được gân cơ kết hợp.
- Phẫu tích, giải phóng tinh hoàn khỏi ống bẹn, đi ngược từ dưới lên lỗ bẹn sâu, cao tới lớp mỡ sau phúc mạc được 1 khối tổ chức gồm tinh hoàn, thừng tinh - ống phúc tinh mạc.
- Giải phóng ống phúc tinh mạch khỏi bó mạch – thừng tinh sao cho sát tới lỗ bẹn sâu. Thắt và cắt bỏ ống phúc tinh mạc, có thể khâu treo cổ ống phúc tinh mạc vào cân cơ kết hợp.
- 1tay cầm kéo căng thừng tinh xuống dưới, 1 tay cầm gạc nhỏ, đầy phía thừng tinh lên trên để làm dài tối đa bó mạch thừng tinh.
- Kéo tinh hoàn về phía bìu để tìm vị trí rạch da bìu.
- Từ lỗ bẹn nông, dùng ngón tay, tạo khoang đường hầm đưa tinh hoàn xuống bìu, tạo khoang ở bìu.
- Rạch da bìu, tách 2 lớp da bìu – cân cơ bìu, cắt rạch thủng cân cơ bìu.
- Đưa tinh hoàn xuống bìu, sao cho thừng tinh hướng vào trong và xuống dưới. Tinh hoàn nằm dưới da bìu. Khâu hẹp bớt cân cơ bìu để cố định được tinh hoàn.
- Khâu da bìu.
- Phục hồi thành bụng:
+ Khâu cân cơ chéo lớn.
+ Khâu mạc nông - lớp tổ chức dưới da.
+ Khâu da .
III. Sau mổ:
- Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề.
- Vận động tại giường.
- Ra viện ngày thứ 4 – 5 nếu trẻ ổn định, đùng thuốc uống theo đơn.
- Khám lại sau 1 tháng, kiểm tra trên lâm sàng và siêu âm tinh hoàn.
Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh cần phải sửa chữa sớm. Tuy bệnh không gây chết người nhưng ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh sản, hormon nam giới, cũng như tâm lý của trẻ. Chính vì vậy đây là bệnh cần mổ sớm trước khi trẻ đến trường.
Các bài viết liên quan
1. Biến chứng - hậu quả của tinh hoàn lạc chỗ ( ẩn tinh hoàn )
2. Vô sinh nam do ẩn tinh hoàn
3.Khám và phát hiện các bất thường vùng bẹn bìu
4. Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng
ThS.BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47