Bệnh lý hệ tiết niệu phải mở thông bàng quang là nhiều, phong phú . Chính vì vây phẫu thuật mở thông bàng quang là kỹ thuật cơ bản của các nhà ngoại khoa cũng như phẫu thuật viên tiết niệu.
I. Chỉ định:
- Bí tiểu cấp mà không đặt được ống thông niệu đạo: U tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, u cổ bàng quang...
- Bí tiểu do sỏi kẹt cổ bàng quang, kẹt niệu đạo không đặt được ống thông niệu đạo,...
- Chấn thương: Đụng dập hoặc đứt niệu đạo trước hoặc sau mà không đặt được ống thông niệu đạo...
- Bàng quang thần kinh: Liệt tủy do bệnh lý thần kinh, chấn thương cột sống, thoát vị màng não tủy, viêm bàng quang thần kinh, hội chứng bàng quang thần kinh...
- Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt gây bí tiểu mà không còn chỉ định mổ nội soi cắt u, mổ mở cắt bàng quang toàn bộ...
- Trong tạo hình niệu đạo, trong mất da dương vật, chấn thương - vết thương dương vật..
II. Các bước tiến hành phẫu thuật mở thông bàng quang:
1. Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Bệnh nhân nằm ngửa.
+ Có thể đặt sẵn sonde niệu đạo vào niệu đạo hay bàng quang để bơm căng sẵn bàng quang.
+ Sát khuẩn rộng: Bụng, bẹn, cơ quan sinh dục.
+ Trải toan, bộc lộ vùng phẫu thuật là vùng bụng dươi với mốc là từ: Rốn tới khớp mu.
2. Các thì phẫu thuật:
Thì 1: + Rạch da 6 – 8cm bắt đầu cách bờ trên khớp mu 2 cm ( Rạch da theo lớp nằn bẹn, mở lớp cân theo chiều dọc, đặt Farabuef tự động) rạch lớp mỡ tới lớp cân trước của 2 bó cơ thẳng bụng rạch chính giữa lớp cân này, tách chúng là thấy 2 bờ trong của 2 bó cơ thẳng thấy cân rốn trước BQ.
+ Mở cân rốn trước BQ , dùng ngón tay trỏ quấn gạc đẩy cân rốn trước BQ lên phía trên với túi cùng của phúc mạc.
+ Dùng met chèn và Farabucp kéo lên trên.
+ Nhận biết BQ bởi 2 động mạch trước BQ, độ rắn chắc và các thớ cơ dọc ở BQ hoặc dùng kim chọc hút có nước tiểu, chọc dò bằng kim: Hướng xuống dưới và hút ra nước tiểu...
Thì 2: Dùng 2 kẹp Shaput và khâu 2 sợi chỉ trước BQ kéo BQ sát trước thành bụng. Rạch BQ dài 3 – 4 cm ( dùng dao điện đốt từ từ cầm máu tới lớp niêm mạc, chọc thủng niêm mạc) dùng máy hút, hút hết nước tiểu, lấy nước tiểu làm vi sinh.
Thì 3: Thăm dò và xử trí: PTV dùng ngón tay trỏ cho vào BQ, kiểm tra niêm mạc và cổ BQ tìm sỏi. Nếu sỏi nằm trong túi thừa thì cắt bỏ túi thừa.
Thì 4: Khâu lại BQ:
Đặt sonde dẫn lưu bàng quang: Song Petzer, song Foley 3 chạck...
- Khâu thu nhỏ BQ bằng các mũi chỉ rời.
- Khâu đỉnh BQ vào các lớp cơ của thành bụng để tránh nhiễm trùng.
- Đặt 1 ống dẫn lưu và khoang Retzius
Thì 5: Khâu phục hồi thành bụng.
- Khâu cân cơ bằng chỉ tiêu.
- Khâu da bằng chỉ không tiêu.
III. Các biến chứng của phẫu thuật mở thông bàng quang hay gặp:
- Máu cục bàng quang: do cầm máu diện niêm mạc kém.
- Dò nước tiểu: Lỗ mở bàng quang khâu bị hở nhiều...
- Tụt sớm dẫn lưu: cố định sonde dẫn lưu kém, vỡ bóng cố định sonde niệu đạo...
- Nhiễm trùng vết mổ: Do rò nước tiểu...
- Chọc thủng phúc mạc, đặt dẫn lưu vào trong ổ bụng,...
IV. Chăm sóc sonde dẫn lưu bàng quang:
- Sau 2 ngày ra viện, bơm dung dịch NaCl 0,9% pha Betadin...
- Sau 3 tuần thay sonde dẫn lưu.
- Kháng sinh dự phòng nhóm Quinonol thường xuyên.
- Tập kẹp sonde để tráng dung tích bàng quang nhỏ...