Phẫu thuật bóc nang mào tinh hoàn
Bệnh nhân có nang mào tinh hoàn chỉ vào viện khám khi vô tình sờ thấy khối bất thường ở bìu, tinh hoàn hoặc đau tức vùng bìu. Nang mào tinh thường là bệnh lành tính nhưng đều gây cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, không an tâm.
1. Chuẩn bị trước mổ:
1.1 Chẩn đoán:
a. Lâm sàng:
- Bìu tức nặng, tự sờ thấy khối mềm.
- Nắn: Tinh hoàn bình thường, sờ thấy mào tinh một phần hoặc không, có khối mềm - căng bám vào tinh hoàn hoặc mào tinh liên tục với một khối tròn, mềm. Khối có thể to, đè tinh hoàn hẳn xuống dươi hoặc lấn che cả lỗ bẹn nông.
Hình ảnh: Nang mào tinh (T) đẩy tinh hoàn xuống thấp.
- Lỗ bẹn bình thường.
b. Cận lâm sàng:
- Siêu âm: Khối dịch trong đơn độc hoặc nhiều múi liên tục với mào tinh,tinh hoàn bình thường, tinh hoàn tác biệt với khối dịch.Không tăng kích thước khi làm nghiệm pháp valsava.
Hình: Hình ảnh siêu âm nang cực trên mào tinh.
c. Chẩn đoán phân biệt: Tràn dịch màng tinh, giãn tĩnh mạch tinh, nang thừng tình, thoát vị bẹn, abces mào tinh,…
2. Thủ tục trước mổ:
2.1 Cam kết trước mổ:
Kháng sinh dự phòng:
Vệ sinh bìu trước mổ.
Lựa chọn phương pháp giảm đau:
2.2 Gây tê tủy sống: Lựa chọn hàng đầu
3. Chỉ định bóc nang mào tinh hoàn:
- Kích thước lớn > 1 cm
- Nang gây đau, khó chịu.
- Nang chảy máu
4. Phẫu thuật bóc nang mào tinh:
a. Rạch da: Rạch da đường giữa bìu
b. Mở cơ bìu: Mở các lớp dưới da, cơ bìu bằng dao điện, cầm máu kỹ.
c. Mở lá thành màng tinh hoàn:
Thấy tinh hoàn, nang mào tinh – mào tinh hoàn
Đưa tinh hoàn – mào tinh hoàn ra ngoài:
d. Bóc nang mào tinh hoàn:
Rạch màng tinh của nang bằng dao thường ( Dao điện ).
Dùng pince nhỏ, dao điện lách theo lớp giữa nang và lớp màng tinh.
Đốt và cắt các mạch nhỏ tưới máu cho nang.
Bóc nang tới sát phần lành của mào tinh
Hình : Bóc rời nang ra khỏi mào tinh
Chú ý: Tránh vỡ nang để chảy dịch ra vết mổ gây phù nề sau mổ.
e. Khâu phục hồi – tạo hình mào tinh hoàn:
Nếu có 1 số nang nhỏ: Chỉ cần rạch mở, vì cố bóc sẽ gây tổn thương các ống dẫn tinh.
f. Đưa tinh hoàn vào màng tinh hoàn:
Theo chiều giải phẫu, mào tinh hoàn phía sau, đầu mào tinh ở trên.
Chống xoắn thừng tinh.
g. Khâu lại màng tinh hoàn
Đưa bao màng tinh hoàn vào bìu:
h. Phục hồi giải phẫu bìu:
Khâu tổ chức dưới da bìu.
Cầm máu lại.
Khâu da: Sử dụng chỉ tiêu nhanh, mũi rời.
5. Chăm sóc sau mổ - theo dõi
Dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch – cho ăn lỏng ngay sau mổ.
Ngày đầu sau mổ: Nằm nghỉ tại giường, hạn chế nằm đầu cao, đi lại.
Kháng sinh: Tĩnh mạch.
Giảm đau, chống phù nề.
Hình ảnh phẫu thuật bóc nang mào tinh hoàn tại Bv E Trung Ương
Thông thường ra viện sau 12 -24h: Dùng đơn thuốc uống ( Sử dụng đường mổ ít xâm lấn, thẩm mỹ)
Sinh hoạt tình dục: Có thể sau 1 tuần.
Các bài viết liên quan
1. Khám và phát hiện các bất thường vùng bẹn bìu
3. Chẩn đoán bệnh dễ dàng qua hình ảnh
4. Bìu to, bất thường cần nghĩ tới các bệnh ?
TS.BS Nguyễn Đình Liên
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:07:24
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47