Cứu chữa thành công một bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Lyell tại Bệnh viện E
Hội chứng Lyell (hay còn gọi là bệnh hoại tử thượng bì nhiễm độc) là một bệnh nằm trong nhóm dị ứng thuốc chậm gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh được đặc trưng bởi sự hoại tử ở lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) và sau đó trợt loét vùng da này. Hoại tử gây ra bởi hiệu ứng độc hại của các chất gây dị ứng có trong cơ thể, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Ngày 02/07 vừa qua, một bệnh nhân có chẩn đoán hội chứng Lyell đã được điều trị thành công tại khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu- bệnh viện E TW. Đây là một dạng dị ứng thuốc nặng có tỷ lệ tử vong cao. Dị ứng thuốc có thể gặp ở 3-5% trường hợp nhập viện. Không như nhiều người lầm tưởng, dị ứng thuốc có thể xảy ra sau vài tuần đến vài tháng từ khi sử dụng thuốc. Điều đó dẫn đến sự khó khăn trong chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và khó xác định chính xác nguyên nhân dị ứng. Trường hợp bệnh nhân nam 46 tuổi đến điều trị với chúng tôi cũng không được chẩn đoán chính xác dù đã khám ở 2 bệnh viện trước đó. Bệnh nhân nam 46 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, chưa được phát hiện tình trạng dị ứng. Cách vào viện 2 tuần, bệnh nhân được chẩn đoán Viêm tai giữa. Bệnh nhân có được sử dụng các thuốc Ciprofloxacin, Flunarizin, Ginko Biloba, Clonixine lysinate, Mepoly từ ngày 06-06-2021. Sau 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện đau mỏi người, đau họng, sốt, nổi mụn nước, bọng nước được chẩn đoán là Thủy đậu và điều trị 6 ngày tại 2 bệnh viện. Tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhân tiếp tục sốt cao và xuất hiện thêm các bọng nước trợt loét rải rác toàn thân, loét môi, miệng, bộ phận sinh dục. Bệnh nhân mô tả cảm giác nóng rát, đau dữ dội và vô cùng lo lắng. Đến ngày 21-06-2021, bệnh nhân đến khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu bệnh viện E. Ngay lập tức, các bác sĩ bệnh viện E đã cho chỉ định xét nghiệm máu, truyền dịch, chăm sóc da. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng chồng lấp Steven Johnson- Lyell- có biến chứng giảm bạch cầu.
Trước điều trị |
Sau điều trị |
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm, trưởng khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu – trưởng bộ môn Dị ứng, Miễn dịch và Lâm sàng trường đại học Y Hà Nội nhận định đây là trường hợp bệnh nhân nặng, có khả năng tiến triển nhiễm khuẩn khuyết, nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị thích hợp và kịp thời. Khoa đã thống nhất chỉ định điều trị Corticoid liều cao kết hợp với Immunoglobulin đường tĩnh mạch. Đây là một phương pháp điều trị đặc biệt được sử dụng ở 1 số trung tâm chuyên khoa về Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng trên thế giới giúp cải thiện tình trạng bệnh, phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, phục hồi tổn thương da. Ngoài ra các bác sĩ cũng tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân và người nhà chăm sóc da toàn thân đặc biệt ở vùng niêm mạc như môi, miệng, bộ phận sinh dục. Bệnh nhân có tình trạng loét miệng dẫn đến hạn chế ăn uống do đó các bác sĩ khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu cùng sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng đã chỉ định nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kết hợp với chế độ ăn lỏng. Với tổn thương da bong trợt nặng nề, hội chứng nhiễm trùng nặng của bệnh nhân, cần thiết sử dụng kháng sinh. Khoa đã lựa chọn cẩn thận loại kháng sinh phù hợp, ít có khả năng gây dị ứng cho bệnh nhân.
Trước điều trị | Sau điều trị |
Sau 5 ngày điều trị và chăm sóc tich cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt không sốt, ăn uống được. Những vùng da, niêm mạc bị tổn thương bong trợt, tổ chức hạt lên tốt, không có tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo hướng chống viêm và phục hồi da tổn thương. Sau 4 tuần, bệnh nhân được hẹn quay lại để làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng.
Tổn thương vùng lưng - Trước điều trị |
Hồi phục tổn thương - Sau điều trị |
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm cho biết khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu đã điều trị thành công nhiều trường hợp dị ứng thuốc nặng nề như trường hợp trên và nhấn mạnh sự quan trọng của việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm và lâu dài cho bệnh nhân.
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm
Tin nổi bật
- Điều trị rối loạn cương dương ít xâm lấn
26/09/2022 - 15:24:03
- Ông tổ của chuyên ngành chống nhiễm khuẩn là ai? Ignaz Semmelweis , Louis Pasteur, Joseph Lister
25/03/2022 - 20:55:38
- Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn sử dụng lưới tự dính
12/08/2020 - 10:12:21
- Câu hỏi thường gặp khi bạn được chẩn đoán sỏi thận
05/04/2019 - 20:07:32
- Wife's breast exam, you can do it
05/12/2016 - 00:03:46
- Cắt bao quy đầu
07/05/2016 - 10:35:59