KẾT QUẢ BAN ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN DO TỒN TẠI ỐNG PHÚC TINH MẠC Ở TRẺ EM
Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện
KẾT QUẢ BAN ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN DO TỒN TẠI ỐNG PHÚC TINH MẠC Ở TRẺ EM
Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, Phạm Quang Khải,
Phan Nhật Quang, Lưu Cảnh Linh– Bệnh viện Đại học y Hà Nội
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn do tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 29 bệnh nhân nam tràn dịch màng tinh hoàn được thực hiện khâu thắt ống phúc tinh mạc bằng nội soi ổ bụng tại khoa ngoại B BV ĐHY Hà Nội từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018.
Kết quả nghiên cứu:
- Trong thời gian từ 1/2016– 6/2018, chúng tôi đã điều trị 29 bệnh nhân nam được chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn.
- Tuổi nghiên cứu từ 18 tháng à 11 tuổi. Với tỉ lệ tồn tại ống phúc tinh mạc bên phải 41,38%, trái 17,24%, hai bên 41,38%.
- Thời gian mổ trung bình 33,52 4,74 phút. Thời gian nằm điều trị sau mổ:
1,2 . Tỷ lệ tái phát là 0% (0/29).
- Thời gian hồi phục sau mổ: Vận động tại giường sau 6,31 1,20 giờ (tối thiểu: 3 giờ, tối đa: 10 giờ), đi lại chậm sau 14,07 2,07 giờ (tối thiểu: 7giờ, tối đa: 27 giờ)
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện.
Từ khóa: Bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc, tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em, thắt ống phúc tinh mạc nội soi.
ABSTRACT
The result of treating hydrocele in children by laparoscopic
at Ha Noi Medical University Hospital
Objectives: To evaluate the results of treating hydrocele in children by laparoscopic.
Methods: Prospective cohort study.
Data colletion and analysis: 29 patiens of patent processus vaginalis at surgery department, Hanoi medical university hospital from January, 2016 to June, 2018.
Result: During 1/2016 – 6/2018, we have treated 29 male patients. Age of patients about 16 month to 11 year old.
The ratio of processus vaginalis’ position: right side 41.38%, left side 17.24%, both of side 41.38%.
The operating time average was 33.52 4.74 minutes (Min: 10 minutes, Max: 100 minutes), the mean of hospital stay was 1.25 days.
The successful rate of the study was 100% (29/29). There was no recurrent (0%).Conclusion: This surgery method is a minimum intervention surgery, effect, safety, and aesthetics.
Key words: Patent processus vaginalis, hydrocele in children, laparoscopic for patent processus vaginalis.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tồn tại ống phúc tinh mạc là bệnh lý bẩm sinh thường gặp do sự đóng không hoàn toàn của ống phúc tinh mạc. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau như: Thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh (ở nam), nang ống Nuck (ở nữ),... Phẫu thuật điều trị đều chung một nguyên tắc là thắt ống phúc tinh mạc tại lỗ bẹn trong
Phẫu thuật mổ mở kinh điển với một đường rạch ngang bẹn, phẫu tích cắt và thắt cao ống phúc tinh mạc kết hợp với mở cửa sổ màng tinh hoàn có nhiều hạn chế: Thời gian nằm viện kéo dài, mức độ đau sau mổ nhiều, không kiểm tra được tình trạng ổ bụng cùng với lỗ bẹn trong đối bên [2], [3], [5], [6], [7].
Trên thế giới phẫu thuật nội soi đang dần thay thế mổ mở do có nhiều ưu điểm, khắc], [8], [9] ,[10], [11]. Tại Việt Nam phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn chưa được phổ biến [12], [13]. Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả ban đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn do tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em” với mục đích: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả, thẩm mĩ và mức độ phục hồi sau mổ của phương pháp mới này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu29 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn do tồn tại ống phúc tinh mạc bằng phẫu thuật nội soi từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018tại khoa ngoại B Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Bệnh nhân nam từ 1-15 tuổi được chẩn đoán xác định tràn dịch màng tinh hoàn, đồng ý thực hiện phẫu thuật.
- Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng.
- Hồ sơ bệnh án ghi chép đầy đủ, rõ ràng.
- Bệnh nhân lựa chọn không thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Các trường hợp có kèm theo bệnh lý toàn thân nặng hoặc chưa ổn định.
3.1 Vô cảm
- Gây mê: Mask thanh quản, nội khí quản.
- Tê sau mổ tại chân trocart bằng Lidocain 1%.
- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.
- Đặt trocart 5mm qua rốn, 2 trocart 3mm ở 2 bên hạ sườn.
- Quan sát ổ bụng, lỗ bẹn trong bên chẩn đoán bệnh và đối bên. Tại lỗ bẹn trong còn tồn tại ống phúc tinh mạc cần đánh giá: Sự lưu thông dịch từ bìu vào ổ bụng, mạch tinh, ống dẫn tinh, …Tầm soát các bất thường khác trong ổ bụng.
- Cắt ống phúc tinh mạc và giải phóng phúc mạc khỏi ống dẫn tinh, bó mạch tinh sau đó đóng kín lỗ bẹn trong [14].
- Xử lý tràn dịch màng tinh hoàn: Chọc hút dịch bìu, bóp đẩy dịch trở lại ổ bụng; hoặc rạch da bìu 5mm, mở cửa sổ màng tinh hoàn.
- Xử lý thương tổn khác nếu có.
- Đánh giá kết quả: Thời gian phẫu thuật, tai biến, biến chứng trong và sau mổ, thời gian vận động, thời gian nằm viện sau mổ.
- Tái khám sau 1 – 3 – 6 tháng: Đánh giá tỷ lệ tái phát, sẹo mổ, tưới máu và kích thước của tinh hoàn.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm IPSS 20 và EXCEL 2010.
Các vị trí đặt cổng phẫu thuật
Đánh giá lỗ bẹn trong chưa đóng kín | Cắt, giải phóng ống phúc tinh mạc khỏi ống dẫn tinh và mạch tinh |
Đóng kín phúc mạc | Đóng các lỗ trocart sau mổ |
III. KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2018, chúng tôi đã tiến hành 29 ca bệnh, có kết quả sau:
Bảng 1: Kết quả lâm sàng
Chỉ Số | Kết quả |
Tuổi | 4,23 ± 1,52 |
Độ tuổi phát hiện bệnh | < 3 tuổi: 34,48% 3 – 6 tuổi: 48,28% 6 – 15 tuổi 17,24% |
Phụ huynh tìm hiểu bệnh | Internet: 51,72% Bác sĩ khám ban đầu: 40% Người thân: 8,28% |
Lý do đi khám | Khối bẹn bìu: 20,69 % (6/29) Bìu to: 75,86 % (22/29) Khác: 3,45% (1/29) |
Tiền sử |
|
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ vị trí tồn tại ống phúc tinh mạc | Phải: 41,38%; Trái: 17,24%; 2 bên: 41,38% |
Tỷ lệ ống phúc tinh mạc đối bên phát hiện | 8/29 (27,59%) |
Phát hiện, xử lý tổn thương khác | 3 ca nang niệu rốn. 1 ca ẩn tinh hoàn |
Thời gian phẫu thuật ( phút) |
|
Biến chứng sau mổ | Không có nhiễm trùng, tụ máu |
Thời gian phục hồi sau mổ ( giờ) | Vận động tại giường: 6,31 ± 1,20 Đi lại chậm: 14,07 ± 2,07 |
Thời gian nằm viện sau mổ ( ngày) | 1,25 ± 0,39 |
Bảng 3: Đánh giá tái khám
Tái phát sau mổ 1 tháng | 0% |
Tỷ lệ thành công của phương pháp | 100% |
Siêu âm sau mổ: | Tưới máu tinh hoàn tốt, tinh hoàn ở bìu |
Sẹo | Không có sẹo lồi, sẹo mờ nhỏ |
Tái phát sau mổ 3-6 tháng | Chưa ghi nhận. |
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em đa phần là do tồn tại ống phúc tinh mạc thể thông thương. Trẻ sau sinh xuất hiện từ 60 -80% nhưng có thể tự hết và giảm dần tới 0,8% ở trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ ở nam nữ là 500/1. Chúng tôi chưa ghi nhận được trường hợp nào ở nữ bị tràn dịch môi lớn do tồn tại ống phúc tinh mạc. Điều này khẳng định bệnh gặp chủ yếu ở nam giới do sự di chuyển của tinh hoàn xuống
Trong bảng 1 có tới 75,86% phụ huynh đưa trẻ đi khám vì có bìu to và 20,69% thấy khối ở bẹn bìu. Kết quả phù hợp về đặc điểm lâm sàng của bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em [6], [7]. Đây chính là triệu chứng làm phụ huynh lo lắng khiến họ đưa con đi khám và tìm hiểu thông tin về bệnh qua các kênh thông tin như: Cơ sở y tế, phòng khám hoặc trên mạng xã hội. Nghiên cứu có tới 51,72% phụ huynh tìm hiểu về bệnh qua intenet, facebook đã nói lên vai trò quan trọng của mạng xã hội trong việc cung cấp, phổ biến kiến thức y tế cho cộng đồng [12].
Tuổi nghiên cứu là 4,23 tương đối nhỏ so với nghiên cứu của Thái Cao Tần là 6,1 3,9 (n = 34) và cao hơn của Sung Ryul Lee là 3.31 Khác biệt này do nghiên cứu của chúng tôi ở thời điểm bùng nổ về truyền thông nên khả năng tiếp cận thông tin bệnh tật dễ dàng hơn, nhưng tâm lý sợ mổ nên phụ huynh thường chờ trẻ lớn mới cho đi khám. Nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ trẻ mắc bệnh tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi và 3- 6 tuổi, phù hợp với các y văn chứng minh bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 2 tuổi, trẻ càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh càng giảm đi [7], [ 10], [13].
Tỷ lệ tồn tại ống phúc tinh mạc: Bên phải chiếm 41,38%, bên trái là 17,24%. Kết quả này phù hợp với nhiều y văn trước đây là tồn tại ống phúc tinh mạc ở bên phải nhiều hơn bên trái 2-3 lần [7], [12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 41,38% trường hợp tồn tại ống phúc tinh mạc 2 bên và có 27,59% trường hợp không có biểu hiện lâm sàng được phát hiện qua nội soi phù hợp các nghiên cứu đã công bố: Có tới 20 – 40% trẻ còn tồn tại ống phúc tinh mạc mà không có biểu hiện lâm sàng [1], [6], [13], [15].
Nghiên cứu có 2 trường hợp có tiền sử điều trị bệnh lý còn tồn tại ống phúc tinh mạc trước đó: 1 ca tái phát sau mổ nội soi một lỗ, 1 ca đã mổ ẩn tinh hoàn phải nay bị tràn dịch màng tinh hoàn trái. Phù hợp với thực tế lâm sàng là mổ mở không thể tầm soát sự tồn tại của ống phúc tinh mạc đối bên. Qua đó chứng minh lợi ích của phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc kể cả trong trường hợp mổ sau tái phát [8], [12].
Chúng tôi phát hiện được 27,59% (8/29) còn tồn tại ống phúc tinh mạc đối bên qua nội soimà siêu âm không thể phát hiện được. Tượng tự của Peng là 20,5%, Liên là 36,92% Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn. Nhưng đồng quan điểm với các tác giả khác, chúng tôi thực hiện cắt, thắt ống phúc tinh mạc đối bên để dự phòng thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh cho bệnh nhân tránh cuộc mổ trong tương
Ở bảng 2: Thời gian phẫu thuật của chúng tôi trung bình là 33,52 phút ngắn hơn với nghiên cứu của Ho CH và cộng sự là 50 phút (n=21) nhưng dài hơn nhóm nghiên cứu của Choi BS là 15,6 5,96 (n= 342) [5],[14]. Sự khác biệt này do phụ thuộc vào đường cong đào tạo, càng các ca về sau chúng tôi càng rút ngắn được thời gian phẫu thuật
Cùng phương pháp, nhóm bệnh nhân còn ống phúc tinh mạc 1 bên thì thời gian mổ của chúng tôi là 32,94 phút (n=17) kéo dài của F. Becmeur là 28 phút (n=67) do chúng tôi còn có thì mở cửa sổ màng tinh hoàn và xử lý các bệnh lý khác [15]. Thời gian trong nghiên cứu cũng dài hơn của Sung Ryul Lee là 17,8 4,30 phút (n=26), sự khác biệt này được lý giải do Sung Ryul Lee thực hiện ở nhóm ở trẻ nữ nên thuận lợi hơn chúng tôi [10].
Thời gian nằm viện sau mổ của nghiên cứu là 1,25 so với mổ mở của Thái Cao Tần là 4,9 ± 2,4 ngày (n=34) thì thời gian của chúng tôi là ngắn hơn và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [7]. Cùng phương pháp mổ nội soi, Ho CH có thời gian nằm viện 1 ngày so với kết quả của chúng tôi là tương đương [5]. Kết quả này phù hợp với đánh giá thời gian hồi phục sau mổ của trẻ là: Vận động sớm tại giường 6,31 giờ; đi lại của trẻ 14,07 giờ sớm hơn so với nghiên cứu của Liên và Bắc là 18,36 1,97 giờ [12]. Sự khác biệt có thể do phương pháp mổ của chúng tôi không gây căng kéo vùng ống bẹn như phương pháp khâu đóng ống phúc tinh mạc ngoài da [8], [12]. Khẳng định ưu điểm của phẫu thuật nội soi là ít đau, thời gian nằm viện ngắn hơn mổ mở [5], [6], [9], [10], [11], [14].
+ Có 3 trường hợp phát hiện và cắt nang ống niệu rốn và 1 trường hợp có ẩn tinh hoàn được hạ tinh hoàn nội soi ngay sau thì cắt, thắt ống phúc tinh mạc. Đây chính là tính chủ động của phương pháp này so với các phương pháp điều trị thắt ống phúc tinh mạc với nút thắt qua da và để thay thế cho các phương pháp nội soi khác khi phát hiện một số bệnh lý bẩm sinh phối hợp cần xử trí. Đồng thời giải thích được thời gian mổ của chúng tôi dài hơn nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo bảng 3, nghiên cứu của chúng tôi giống một số tác giả là không có trường hợp nào tái phát [5], [10]. Theo các báo cáo khác đã công bố thì tỷ lệ tái phát của kỹ thuật 3 trocart là từ 0 - 5,3%, mổ mở thì tỷ lệ tái phát từ 2 - 6,3% khi cắt, thắt cao ống phúc tinh mạc [13], [14], [15]. Trong nước cũng đã có các báo cáo tỷ lệ tái phát của phương pháp khâu thắt ống phúc tinh mạc có nội soi hỗ trợ của Liên, Phú lần lượt là: 3% và 3,1% [12], [13]. Chúng tôi chưa có ca nào tái phát, có thể do thời gian theo dõi sau mổ tương đối ngắn.
Chúng tôi chưa gặp các biến chứng: Tinh hoàn treo cao, teo tinh hoàn, thoát vị bẹn… mà các tác giả nước ngoài đã công bố [3], [14]. Điều này khẳng định tính an toàn của phương pháp phẫu thuật.
Sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng không thấy sẹo xấu hay sẹo kích thước lớn, khẳng định tính thẩm mỹ cao của phẫu thuật nội soi [8], [12], [13], [15].
V KẾT LUẬN
- Qua kết quả ban đầu, chúng tôi thấy phương pháp có nhiều ưu điểm: An toàn, dễ thực hiện, không có tai biến và biến chứng sau mổ. Thời gian mổ ngắn 33,52 4,74 phút, thời gian nằm viện ngắn 1,25 . Sớm phục hồi sau mổ: Vận động tại giường sau 6,31 giờ và đi lại chậm sau 14,07 giờ. Và tỷ lệ tái phát thấp (0%).
- Phương pháp có ưu điểm trong các trường hợp bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc 2 bên tránh 2 đường mổ vùng bẹn. Và nội soi ổ bụng cho phép phát hiện, xử trí được tồn tại ống phúc tinh mạc bên đối diện, 1 số bệnh lý bẩm sinh trong ổ bụng mà trước mổ chưa chẩn đoán được, tránh được một cuộc mổ thứ hai về sau.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arbinder K.Singal, Aseem R. Shukla and all ‘Pediatric Inguinal Hernia and Hydrocele’’ http://www.pediatricurologybook.com/inguinal_hernia.html.
2. Group IPE (2010) IPEG Guidelines for Inguinal Hernia and Hydrocele. J Laparoendosc Adv Surg Tech A 20:10–14.
3. Janetschek G, Reissigl A, Bartsch G. Laparoscopic repair of pediatric hydroceles. J Endourol 1994; 8:415–417. 3Janetschek G, Reissigl A, Bartsch G. Laparoscopic repair of pediatric hydroceles. J Endourol 1994; 8:415–417
4. Karen Elizabeth Speck, and all ‘’Pediatric Laparoscopic Inguinal Hernia Repair:A Review of Techniques’’.
5. Ho CH, Yang SS, Tsai YC. Minilaparoscopic high-ligation with the processus vaginalis undissected and left in situ is a safe, effective, and durable treatment for pediatric hydrocele. Urology 2010; :134–137.
6. Natasha Fourie and Behrouz Banieghbal (2017). Pediatric Hydrocele: A Comprehensive Review.
7. Thái Cao Tần (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn dịch màng tinh hoàn bằng phẫu thuật mở cửa sổ kèm thắt ống phúc tinh mạc ở trẻ em, ĐHY khoa Huế, pp 36 – 48.
8. Ozgediz D, Roayaie K, Lee H (2007). Subcutaneuos endoscopically assisted ligation (SEAL) of the internal ring for repair of inguinal hernia in children: report of a new technique and early results. Surg Endosc;21(8):pp 1327‐31.
9. Peng Y, Li C, Lin W, Xu L (2015) Application of a laparoscopic, single-port, double-needle technique for pediatric hydroceles with multiple peritoneal folds: a trial from a single-center 5-year experience. Urology 85:1466–1470.
10. Sung Ryul Lee. Sung Ryul Lee (2017) Laparoscopic Treatment of Hydrocele of the Canal of Nuck in Pediatric Patients.Eur J Pediatr Surg.
11. Wang DJ, Qiu JG, Fang YQ, Si TJ, Luo JB, Gao X. Laparoscopic extraperitoneal repair of symptomatic hydrocele in children: A single-center experience with 73 surgeries http://clinicsinsurgery.com.Volume 2. Article: 1448.
12. Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Hoài Bắc và cộng sự (2017), “ Đánh giá kết quả điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc bằng phương pháp khâu thắt ống phúc tinh mạc qua da có nội soi ổ bụng hỗ trợ ở trẻ em”, tạp chí y học lâm sàng số tháng 8/2017..
13. Phạm Văn Phú và cộng sự ( 2013), ‘’ Kết quả bước đầu khâu lỗ bẹn sâu qua da dưới sự hỗ trợ nội soi ổ bụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em’’ Tập 11, tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề ngoại nhi, phụ bản số 3.
14. Choi BS, Byun GY. Choi BS, Byun GY, Hwang SB, Koo BH, Lee SR (2017). A comparison between totally laparoscopic hydrocelectomy and scrotal incision hydrocelectomy with laparoscopic high ligation for pediatric cord hydrocele. Surg Endosc, 31(12):5159-5165.
15. F. Becmeur, P. Philippe, A. Lemandat-Schultz, R. Moog, S. Grandadam, A. Lieber, D. Toledano (2004), “A continuous series of 96 laparoscopic inguinal hernia repairs in children by a new technique” Surg Endosc (2004) 18: 1738–1741
Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, Phạm Quang Khải, Phan Nhật Quang, Lưu Cảnh Linh (1/2019). Y học thực hành số 1088, trang 36 - 39.
Các bài viết liên quan:
1. KẾT QUẢ BAN ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ NANG NƯỚC THỪNG TINH Ở TRẺ EM
2. KẾT QUẢ BAN ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỒN TẠI ỐNG PHÚC TINH MẠC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỒN TẠI ỐNG PHÚC TINH MẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÂU THẮT ỐNG PHÚC TINH MẠC QUA DA CÓ NỘI SOI Ổ BỤNG HỖ TRỢ Ở TRẺ EM
4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG ĐƯỜNG MỔ NHỎ QUA LỖ BẸN SÂU, CÓ BƠM BÓNG TẠO KHOANG
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49