Kỹ thuật tán sỏi bàng quang bằng Laser
Sỏi bàng quang là bệnh lý dễ chẩn đoán và có nhiều phương pháp điều trị. Tán sỏi bàng quang bằng Laser là phương pháp phẫu thuật can thiệp ít xâm lấn, ít đau, nhanh ra viện.
1.Định nghĩa
-Sỏi bàng quang là thành phần hữu hình được hình thành bởi sự kết tinh, lắng đọng các chất vô cơ có nguồn nước tiểu tại thận, niệu quản xuống bàng quang.
-Phần lớn là sỏi bàng quang được tạo ra từ trên thận, niệu quản rơi xuống hoặc do sự lắng đọng tại bàng quang do hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
2.Chẩn đoán
a.Lâm sàng:
+ Cơ năng:
- Đau trên xương mu
-Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu tắc
-Tiểu máu cuối bãi, tiểu đục, tiểu mủ
-Tiền sử: Đã chẩn đoán và điều trị các bệnh lý:Sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc quá sản lành tính tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang.
+ Toàn thân: Triệu chứng toàn thân thường ít thay đổi, biểu hiện không rầm rộ, chỉ có biểu hiện toàn thân khi có nhiễm khuẩn tiết niệu nặng kèm theo, hay gặp ở bệnh nhân già yếu… Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, rét run.
+ Thực thể:
-Khám bụng có thể thấy cầu bàng quang khi sỏi kẹt ở cổ bàng quang, gây bí tiểu
-Khám tiền liệt tuyến đánh giá tuyến tiền liệt
b.Cận lâm sàng
+ Cận lâm sàng chẩn đoán
-Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh sỏi bàng quang, dị vật bàng quang…
-X-quang hệ tiết niệu: Hình ảnh cản quang trong lòng bàng quang
-Sinh hóa máu, Công thức máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng, tình trạng đông máu
-Soi bàng quang chẩn đoán: Chẩn đoán chính xác số lượng, kích thước sỏi, các bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện kèm theo là nguyên nhân hình thành sỏi…
-Xét nghiệm nước tiểu:
++ Tổng phân tích nước tiểu: Đánh giá HC niệu, BC niệu
++ Cấy nước tiểu: Tìm vi khuẩn.
+ Cận lâm sàng phục vụ điều trị, theo dõi
-Xét nghiệm cơ bản: X-quang tim phổi, Điện tâm đồ
3.Chỉ định điều trị
- Phụ thuộc vào kích thước của sỏi và các nguyên nhân kèm theo.
- Sỏi nhỏ < 7mm, theo dõi và điều trị nội
- Sỏi lớn hơn 7mm – 2 cm hoặc có kẹt niệu đạo – cổ bàng quang: Đặt sond tiểu đẩy sỏi lên cao rồi tán sỏi nội soi bằng Laser, máy cơ học.
- Sỏi > 2 cm tán sỏi nội soi bằng máy cơ học nếu niệu đạo không hẹp.
- Sỏi > 4 cm hoặc có kèm túi thừa bàng quang, tuyến tiền liệt to thì nên mổ mở lấy sỏi và bóc u tuyến tiền liệt.
- Kết hợp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, tình trạng toàn thân trước và sau mổ
- Điều trị dự phòng tái phát
- Tư vấn chế độ ăn uống sau mổ.
4.Phẫu thuật tán sỏi bàng quang nội soi bằng Laser
4.1 Chuẩn bị bệnh nhân
-Tán sỏi nội soi bằng Laser đối với sỏi bàng quang nên được chỉ định đối với các trường hợp sỏi bàng quang có kích thước < 3 cm
-Cần làm các xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, đánh giá kích thước sỏi, vị trí, hình dạng sỏi để có tiên lượng trước.
-Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp tán sỏi, các nguy cơ và làm cam kết phẫu thuật.
-Lựa chọn phương pháp vô cảm: Gây tê tủy sống, gây mê nội khí quản
-Tư thế: Bệnh nhân nằm tư thế sản khoa
4.2 Kỹ thuật tán sỏi bàng quang bằng Laser:
- Bước 1: Tiến hành đặt máy nội soi vào bàng quang:
- Yêu cầu: Đưa máy vào từ từ, vừa đưa vào vừa kiểm tra niệu đạo, tiền liệt tuyến ( nếu ở bệnh nhân nam ), đánh giá các tổn thương đi kèm nếu có ( thao tác nhẹ nhàng tránh thủng - tổn thương niệu đạo)
- Bước 2: Khi đã đưa máy vào bàng quang cần đánh giá cổ bàng quang, thành bàng quang, đánh giá các lỗ niệu quản và đánh giá sỏi bàng quang ( số lượng, kích thước,…).
Bước 3: Đưa máy tán laser vào và tiến hành tán nhỏ sỏi bàng quang. Lưu ý tán từ rìa mép sỏi vào trong, tán nhỏ vừa đủ để có thể bơm rửa, không nhất thiết phải tán nhỏ vụn. Trong quá trình tán sỏi, chú ý không để dây Laser chạm vào thành bàng quang, tia Laser làm tổn thương niêm mạc – thành bàng quang tránh biến chứng thủng thành bàng quang.
Bước 4: Sau khi đã tán nhỏ viên sỏi đến kích thước vừa đủ thì đặt vỏ nòng máy cắt u phì đại tuyến tiền liệt, hoặc vỏ nòng ống soi bàng quang để dùng bơm lớn bơm rửa, lấy hết cặn sỏi nhỏ ra ngoài.
Bước 5: Sau khi bơm rửa, tiến hành sỏi kiểm tra lại, nếu còn sỏi chúng ta có thể tán laser tiếp rồi bơm rửa cho hết. Khi đã hết sỏi, tiến hành đặt sonde tiểu Foley 3 chạc cỡ 20 – 22Fr, rửa bàng quang liên tục để tránh máu cục, rửa các vụn – cặn sỏi nhỏ ra ngoài.
Bước 6: Tiếp tục xử lý các tổn thương gây đái khó hoặc là nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang: Quá sản lành tính tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang.
5.Điều trị sau phẫu thuật:
- Kháng sinh, chống viêm, giảm đau.
- Theo dõi, chăm sóc sau phẫu thuật
1. Tán sỏi bàng quang bằng Laser
2. Sỏi niệu quản nhỏ, kẻ giết người thầm lặng
3. Các nguyên nhân sỏi niệu quản tái phát sau điều trị can thiệp ít xâm lấn, phẫu thuật
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Hướng dẫn các bước phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành
16/07/2023 - 22:11:23
- Các bước phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận mất chức năng
08/07/2023 - 18:24:37
- MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN - THOÁT VỊ BẸN NGHẸT Ở TRẺ EM
20/12/2021 - 16:23:17
- Một số phẫu thuật điều trị bệnh lý ở tinh hoàn
12/12/2021 - 15:52:47
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49