Rò hậu môn
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không được điều trị đúng mức. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là hai giai đoạn của một quá trình nhiễm trùng của vùng này. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Khoảng 50% BN áp-xe hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và diễn tiến thành rò hậu môn. Vi khuẩn thường gặp là các vi khuẩn đường ruột, có trường hợp lại do vi khuẩn lao (khoảng 5 – 30%). Ngoài ra bệnh còn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác…
Rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, chỉ đứng sau bệnh trĩ.
Trong thời gian từ 1/7/1997 – 31/12/2001, BV. Đại học Y Dược có 378 trường hợp được mổ
(84 ca/năm).
Bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, bệnh không nguy hiểm chết người
nhưng làm bệnh nhân (BN) khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh hưởng không ít đến năng
suất lao động.
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất thương tổn đơn giản hay phức
tạp mà kết quả phẫu thuật có thể tốt hay không chắc chắn. Nhiều BN phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì
bệnh hay tái phát.
Nguyên nhân
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không được điều trị đúng
mức. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là hai giai đoạn của một quá trình nhiễm trùng của
vùng này. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Khoảng 50% BN áp-xe
hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và diễn tiến thành rò hậu môn. Vi khuẩn
thường gặp là các vi khuẩn đường ruột, có trường hợp lại do vi khuẩn lao (khoảng 5 – 30%). Ngoài
ra bệnh còn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác…
Tính chất và phân loại
Người ta chia ra đơn giản hay phức tạp:
- Rò đơn giản: là khi chỉ có 1 lỗ trong, 1 lỗ ngoài và 1 đường rò nối thông lỗ trong và lỗ ngoài.
- Rò phức tạp: đường rò nhiều ngóc ngách phức tạp. Nhiều khi mủ chảy ra ngoài da bằng nhiều
lỗ.
Ngoài ra còn tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta còn chia ra:
1. Rò dưới niêm mạc: đường rò rất nông ngay dưới niêm mạc và rất ngắn.
2. Rò liên cơ thắt.
3. Rò xuyên cơ thắt.
4. Rò trên cơ thắt.
5. Rò ngoài cơ thắt.
Ngoài ra còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.
Lâm sàng
Tiền sử BN co nhọt cạnh hậu môn tự vỡ hay được rạch dẫn lưu mà không lành hẳn, cứ tái đi tái
lại trong nhiều tháng hay nhiều năm.
Mủ chảy ra từ trong lòng hậu môn hoặc từ một lỗ hay nhiều lỗ nhỏ nằm cạnh hậu môn.
Thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay có thể đánh giá đường rò về vị trí đường đi, mức độ xơ
cứng.
Sử dụng quy luật Goodsall: Năm 1990 Davis Henry Goodsall phát biểu một định luật về mối liên hệ giữa lỗ ngoài và lỗ trong của đường rò trong bệnh rò hậu môn. “Trong loại rò mà lỗ nông nằm ở nửa sau của đường thẳng ngang đi qua lỗ hậu môn thì có lỗ sâu nằm ở đường giữa sau. Trong loại rò mà lỗ nông nằm ở nửa trước của đường thẳng đi ngang qua lỗ hậu môn thì đường rò đi thẳng vào trong ống hậu môn theo chiều hướng tâm”.
Gần đây Salmon nêu bổ sung thêm làm cho định luật Goodsall hoàn chỉnh hơn, hiện nay được gọi là định luật Salmon - Goodsall.
Cận lâm sàng
1. Chụp X quang đường rò có bơm thuốc cản quang lipiodol giúp xác định chẩn đoán và đánh giá
thương tổn xem:
- Đường rò có thông vào lòng ống hậu môn không?
- Đường rò đơn giản hay phức tạp?
Chụp đường rò rất cần thiết trong trường hợp rò hậu môn đã được mổ nhưng không khỏi bệnh.
Cũng cần chụp phim X quang phổi tỉm thương tổn lao vì rò hậu môn có thể thứ phát sau lao phổi
với tỷ lệ khá cao.
2. Siêu âm qua trực tràng: Đánh giá mức độ tổn thương xung quang đường rò
3. MRI hậu môn - trực tràng: Có giá trị chẩn đoán chính xác, phân độ mức độ tổn thương, vị trị đường rò,...
Điều trị
1. Giai đoạn áp-xe cạnh hậu môn:
Cần giải quyết bằng rạch thoát mủ ổ áp-xe kết hợp dùng kháng sinh thích hợp (thí dụ:
Ciprofloxacine…). Khoảng 50% BN sẽ lành hẳn nhưng khoảng 50% sẽ không lành chảy mủ dai
dẳng hoặc lành rồi lại sưng và vỡ mủ trở đi trở lại và tạo lập mô xơ trở thành rò hậu môn. Nguyên
nhân là do không thoát lưu mủ tốt hoặc do sau mổ vết thương không được săn sóc tốt. Ngoài ra có
thể còn là do vi khuẩn lao không được điều trị thuốc đặc hiệu.
2. Giai đoạn rò hậu môn:
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.
Phẫu thuật phải đạt các yêu cầu sau:
- Khỏi bệnh: phải lấy hết mô xơ đường rò.
- Không làm tổn thương cơ thắt: để tránh biến chứng tiêu không tự chủ, là biến chứng còn
nguy hiểm hơn cả rò hậu môn.
Khi đường rò đơn giản phẫu thuật thường dễ dàng. Nhưng rò phức tạp mổ rất khó vì hay bị tái
phát. Lúc này cần phải có phẫu thuật viên chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Có trường hợp phải làm
hậu môn tạm ở đại tràng chậu hông. Sau mổ khi chắc chắn rò đã lành sẽ đóng lại
Săn sóc sau mổ rất quan trọng vì nó góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật
1. Cần nhuận tràng để khi đi cầu không phải rặn làm BN rất đau và chảy máu. Nên ăn nhiều
rau, trái cây, uống nhiều nước, thuốc nhuận tràng…
2. Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm có pha thuốc sát trùng, nhiều lần
trong ngày, nhất là sau khi đi tiêu.
3. Cần có điều dưỡng chăm sóc vết mổ, thay băng hàng ngày có thể thực hiện tại nhà.
Vết mổ trung bình sẽ lành sau 2 – 6 tuần lễ. Nếu có cột thun cơ thắt thường dây thun sẽ tự
rớt ra sau 2 tuần lễ và vết mổ sẽ lành dần từ trong ra ngoài.
Tiêu không tự chủ (són phân) do tổn thương cơ thắt và hẹp hậu môn là các biến chứng nặng cần
phải xử trí lại.
3. ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị tùy thuộc vào từng bệnh cảnh của bệnh nhân mà có thái độ xử lý cho thích hợp.
1. Nếu có áp xe cạnh hậu môn kèm theo: việc điều trị đầu tiên là rạch tháo mủ ổ áp xe, nạo sạch đường rò.
2. Nếu chỉ có lỗ rò đơn thuần: việc điều trị phải tuân thủ các nguyên tắc phẫu thuật.
Nguyên tắc phẫu thuật:
- Nếu đường rò không vào trực tràng: Việc điều trị là cắt và mở đường rò, đồng thời nạo sạch tổ chức rò, đó là một tổ chức lùng nhùng hoại tử.
- Nếu đường rò thông vào trực tràng: Việc điều trị ngoài chuyện cắt mở đường rò, cần phối hợp với thắt đường rò bằng dây thun, việc thắt đường rò bằng dây thun tránh được việc cắt bỏ đường rò xuyên cơ thắt làm đứt cơ thắt, gây ra biến chứng rất đáng sợ đó là đi cầu không tự chủ.
- Việc điều trị cắt mở đường rò phải rất cẩn thận, tránh làm thương tổn cơ thắt, hãy ghi nhớ một điều: “Thà thất bại trong phẫu thuật còn hơn là cắt triệt để đường rò làm đứt cơ thắt gây ra biến chứng trầm trọng đi cầu không tự chủ”.
- Những ngày hậu phẫu cần phải ngâm hậu môn bằng nước muối ấm có pha Povidone (3 - 4% nồng độ), để giúp bệnh nhân giảm đau đồng thời chống phù nề và làm sạch vết thương.
- Tuyệt đối không băng kín vết thương sau cắt mở đường rò, ngược lại phải để hở hoàn toàn, không nên mặc quần lót, quần cần rộng rãi và thông thoáng để vết thương chóng lành.
4. BIẾN CHỨNG
1. Đứt cơ thắt:
Là biến chứng đáng sợ nhất, hậu quả của biến chứng này là đi cầu không tự chủ, việc phục hồi lại cơ thắt khá khó khăn, không phải phẫu thuật viên nào cũng giải quyết được, nếu ở một cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm, khi có biến chứng này thì nên gửi bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên sâu.
2. Chảy máu sau mổ:
Thông thường biến chứng này do phẫu thuật viên xem thường việc cầm máu trong mổ, hoặc do phẫu thuật viên thắt đường rò mà sợi thun cột chồng lên những búi trĩ của bệnh nhân, gây loét và chảy máu từ các búi trĩ này. Nếu chảy máu nhiều, có khi phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ để cầm máu.
3. Hẹp hậu môn:
Biến chứng này ít gặp; song nếu cắt đốt nhiều bằng dao điện vùng cơ thắt, gây hoại tử cơ thắt sẽ tạo ra biến chứng teo hẹp lỗ hậu môn, đây là một biến chứng khó điều trị, không xuất hiện ngay sau mổ mà có khi xuất hiện sau vài tháng đến hàng năm sau, do đó cần lưu ý khi cắt đốt đường rò bằng dao điện.
Trả lời các câu hỏi của bạn về Phẫu thuật rò hậu môn:
Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là một đường rò giữa da bên ngoài và bên trong ống hậu môn. Có nhiều kiểu rò
khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp với nhiều ngõ ngách. Có đường rò lại liên quan đến cơ thắt hậu
môn. Hình sau đây sẽ cho bạn thấy những kiểu rò khác nhau:
Phẫu thuật giúp gì cho bạn?
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau điều trị rò hậu môn. Bạn nên hỏi bác sĩ trực tiếp
điều trị cho bạn. Mục đích của phẫu thuật là cắt đường rò hoặc xẻ để mở đường rò bị nhiễm trùng,
tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo những túi mủ ở bên trong.
Vết thương sẽ lành từ từ, sau 1 tuần lễ có khi tới vài tháng. Trong một vài trường hợp không thể
biết chắc thời gian lành vết thương là bao lâu.
Đôi khi, ở vết mổ có thắt một sợi dây thun, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn.
Cần chuẩn bị gì cho cuộc mổ?
Bạn sẽ được nhập viện ngày trước mổ để được bác sĩ khám bệnh và làm xét nghiệm. Đây là
thời gian tốt nhất để bạn hỏi bác sĩ về cuộc mổ.
Ngay sau mổ thế nào?
Vết mổ ở hậu môn sẽ được băng để kiểm soát chảy máu. Nó sẽ hơi khó chịu cho bạn và làm
bạn có cảm giác như muốn đi tiêu.
Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn đỡ khó chịu.
Hôm sau bạn có thể tắm bình thường là lấy băng ra. Có thể sẽ chảy một ít máu. Hãy hỏi điều
dưỡng khi cần thiết.
Khi hết thuốc mê hoặc thuốc tê, bạn có thể ăn uống và ngồi dậy. Nhưng tốt nhất bạn nên
nằm tại giường cho đến khi hết hẳn ảnh hưởng của thuốc.
Bạn đi tiêu như thế nào?
Ngày sau mổ, bạn sẽ được dùng thuốc nhuận trường để làm mềm phân và kích thích đại
tiện. Có thể bạn sẽ không đi tiêu trong một hai ngày đầu. Khi đi tiêu bạn sẽ có cảm giác hơi đau và
có thể chảy ít máu. Tốt nhất bạn nên dùng thuốc giảm đau 15 – 20 phút trước khi đi tiêu.
Thay băng như thế nào?
Lúc đầu cần thay băng 2 lần trong ngày. Bạn nên tắm rửa trước mỗi lần thay băng. Để tránh
bị ứ mủ bên trong, khi thay băng điều dưỡng sẽ đặt một ngón tay vào sâu trong vết thương. Điều
này sẽ làm bạn hơi đau nhưng rất cần thiết để vết thương được lành và không tái phát. Bạn cũng nên
dùng thuốc giảm đau nửa giờ trước khi thay băng.
Bạn sẽ phải nằm ở bệnh viện bao lâu?
Điều này còn tùy theo đường rò phức tạp hay đơn giản. Đối với đường rò đơn giản chỉ cần 2
– 3 ngày; đối với đường rò phức tạp bạn phải mất 1 tuần hay hơn.
Thay băng tại nhà thế nào?
Trước khi xuất viện, điều dưỡng sẽ dặn dò về cách săn sóc vết thương và thay băng tại nhà.
Bạn cần tiếp tục thay băng 2 lần trong ngày. Bạn có thể thay băng tại y tế địa phương. Vết thương
cần được rửa sạch và băng gạc có tẩm dung dịch sát trùng. Vết thương sẽ còn tiết dịch cho đến khi
lành hoàn toàn.
Bạn nên làm gì khi vết thương chảy máu tại nhà?
Sau mổ thường sẽ có chảy ít máu từ vết thương dính vào băng hoặc khi bạn đi cầu. Bạn
không cần lo lắng lắm. Điều này có thể kéo dài 1 – 2 tuần. Nhưng nếu chảy máu nhiều bạn cần phải
đến bệnh viện tái khám ngay
Bạn nên nghỉ làm việc trong bao lâu?
Hầu hết bệnh nhân cần nghỉ việc 1 hoặc 2 tuần nhưng thời gian này còn tùy thuộc vào tình
trạng bệnh. Bạn cần tránh ngồi lâu hay đi bộ nhiều. Không nên bợi lội cho tới khi vết thương lành
hẳn. Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng và tăng dần các hoạt động. Bạn có thể quan hệ tình dục khi đã cảm
thấy dễ chịu.
Phẫu thuật có ảnh hưởng gì về lâu dài?
Trong một số trường hợp rất hiếm, bệnh nhân có thể bị yếu cơ thắt hậu môn gây khó kiểm
soát việc đi tiêu. Trong trường hợp này bạn cần nên tái khám để được điều trị
Tin nổi bật
- Bệnh nhân tự chẩn đoán đái ra dưỡng chấp và được chúng tôi phẫu thuật nội soi
07/12/2024 - 18:49:50
- Phẫu thuật nội soi thắt ống phúc tinh mạc đầu tiên trên bản đồ Việt Nam
04/12/2024 - 22:16:35
- Đặt lịch điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
30/11/2024 - 18:45:00
- Một số nguy cơ tổn thương chức năng thận và sức khỏe cơ thể do sỏi tiết niệu
27/11/2024 - 20:28:30
- Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhân người nước ngoài
10/11/2024 - 19:33:08
- Đái ra dưỡng chấp và phẫu thuật nội soi bóc bạch mạch
06/11/2024 - 22:27:53