Ghép thận là một trong những kỹ thuật ngoại khoa hàng đầu trong chuyên ngành phẫu thuật tiết niệu. Hiện nay, tại Việt nam, ghép thận đang được triển khai thường quy tại các trung tâm phẫu thuật ngoại khoa lớn như: Trung tâm ghép tạng - BV Việt Đức, Chợ Rẫy,.... Do các phẫu thuật viên hàng đầu, giàu kinh nghiệm thực hiện, song phẫu thuật nào cũng đều có các tai biến về ghép mạch, cắm niệu quản vào bàng quang, thải ghép cấp hay bán cấp.... Cho nên, tài liệu này thực sự hữu ích cho các phẫu thuật viên tiết niệu, phẫu thuật viên ghép tạng tham khảo.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá bước đầu các biến chứng niệu khoa trong những trường hợp ghép thận tại Bệnh viện 115.
Phương pháp: Từ 2/2004 đến 12/2007 chúng tôi tiến hành ghép thận cho 20 bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối trên người cho thận sống. Tất cả các trường hợp đều được thực hiện kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich – Gregoir.
Kết quả:Tỉ lệ biến chưng niệu khoa là 0,5%, bao gồm 1 trường hợp dò niệu quản. Kết luận: ghép thận với kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir cho tỉ lệ biến chứng niệu khoa thấp và dễ thực hiện.
ABSTRACT
THE UROLOGICAL COMPLICATIONS IN RENAL TRANSPLANTATION WITH A LICH-GREGOIR URETEROVESICAL REIMPLANTATION TECHNIQUE
Vo Phuoc Khuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 – 2008: 40- 42 Aims: this study was to initially evaluate of urological complications in renal transplantations in the 115
hospital. * Khoa tiết niệu và ghép thận Bệnh viện 115
Methods: F-rom February 2004 to December 2007, we performed 20 kidney transplant recipients f-rom living donors with a Lich-Gregoir ureterovesical reimplantation technique.
Results: The incidence of urological complications was 0.5%, included one case of urinary leak. Conclusions: the renal transplantation with a Lich-Gregoir technique has low urological complication rate and
technical easy to perform.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến chứng niệu khoa sau ghép thận nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời có thể dẫn đến mất thận ghép và gây tử vong. Thông thường các biến chứng niệu khoa xuất hiện sau ghép phần lớn có liên quan đến kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang. Trong ghép thận có nhiều phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang và có nhiều quan điểm khác nhau trong việc sử dụng phương pháp cắm ngoài bàng quang hoặc trong bàng quang cũng như có hoặc không chống trào ngược
. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp cắm ngoài bàng quang được các nhà phẫu thuật ghép ưa thích sử dụng hơn do tỉ lệ biến chứng thấp và kỹ thuật dễ thực hiện hơn(1,2)
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các trường hợp được ghép thận tại bệnh viện 115 từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2007. Tất cả các trường hợp đều được thực hiện kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich – Gregoir.
Phƣơng pháp tiến hành
Thận ghép sau khi được lấy ra từ người cho sống được rửa với dung dịch Eurocholin. sau đó được đặt vào vị trí ghép ở người nhận (hố chậu phải hoặc trái).
Trong hầu hết các trường hợp, tĩnh mạch thận nối tận bên với tĩnh mạch chậu ngoài, động mạch thận nối tận bên với động mạch chậu ngoài.
Niệu quản thận ghép cắm vào mặt trước bên bàng quang người nhận theo phương pháp Lich – Gregoir, tiến hành như sau:
Bàng quang được làm căng với 150ml dung dịch nước muối sinh lý có pha ít dung dịch Betadin. Cắt 3cm cơ bàng quang ở mặt trước bên, bóc tách cơ cho đến lớp niêm mạc bàng quang. Niệu quản được cắt một đoạn dài thích hợp và đảm bảo tưới máu tốt. Cắt vát miệng niệu quản. Cắt mở một lỗ nhỏ ở niêm mạc bàng quang. Khâu nối miệng niệu quản với niêm mạc bàng quang bằng chỉ PDS 5.0. Khâu đóng lớp cơ bàng quang
bằng chỉ Vicryl 3.0 tạo thành một đường hầm với một đoạn niệu quản nằm bên trong.
Có hoặc không đặt thông JJ niệu quản. Thông Foley niệu đạo. Dẫn lưu vết mổ. Phát đồ thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:
Corticoid + Cellcept + Tarcolimus hoặc Cyclosporin.
Theo dõi hậu phẫu bao gồm các dấu hiệu lâm sàng và làm các xét nghiệm sinh hóa. Siêu âm để phát hiện các biến chứng. Siêu âm Doppler thận ghép để theo dõi tưới máu thận.
Cấy nước tiểu sau ghép.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2007 chúng tôi đã tiến hành ghép thận cho 20 bệnh nhân bị suy thận mãn giai đoạn cuối từ người cho thận sống. Trong đó, nam giới có 11 trường hợp (55%) và nữ giới có 9 trường hợp (45%). Độ tuổi trung bình là 41,8 tuổi, nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 67 tuổi.
Mức độ tương hợp hệ HLA là 1/6 yếu tố trong 2 trường hợp, 2/6 yếu tố trong 2 trường hợp, 3/6 yếu tố trong 7 trường hợp, 4/6 yếu tố trong 5 trường hợp, 5/6 yếu tố trong 3 trường hợp và có 1 trường hợp tương hợp hoàn toàn 100%.
Đặt thông JJ niệu quản có 11 trường hợp (55%), không đặt thông JJ niệu quản có 9 trường hợp (45%).
Biến chứng niệu khoa chỉ có 1 trường hợp (tỉ lệ: 0,5%). Đây là trường hợp dò nước tiểu xảy ra trên trường hợp có đặt thông JJ niệu quản. Vị trí do là ở khúc nối bể thận niệu quản.
Tất cả các trường hợp cấy nước tiểu sau ghép đều âm tính.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên những trường hợp được ghép thận tại cùng một trung tâm với cùng một kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang, cho tỉ lệ biến chứng niệu khoa thấp (0,5%). Trong các báo cáo gần đây, tỉ lệ biến chứng niệu khoa thay đổi từ 1% đến 15% (3,4,6,7,9)
Sự khác nhau này có thể là do một số tác giả bao gồm cả tụ dịch bạch huyết vào biến chứng niệu khoa, một số tác giả khác thì bao gồm cả nhiễm trùng niệu
. Nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào tụ dịch bạch huyết và tất cả các trường hợp đều có kết quả cấy nước tiểu âm tính sau ghép.
Trong các biến chứng niệu khoa, dò nước tiểu là biến chứng thường gặp nhất
. Vị trí dò có thể là ở bàng quang, niệu quản hoặc bể thận. Nguyên nhân gây dò có thể do nguyên nhân kỹ thuật khi cắm niệu quản vào bàng quang nhưng đa số tác giả cho rằng nguyên nhân là do thiếu máu nuôi niệu quản làm niệu quản bị hoại tử và gây dò(8)
. Một số tác giả khác cho rằng nguyên nhân gây dò ở những niệu quản có đặt thông bên trong là do thông đè ép vào thành niệu quản gây hoại tử và dẫn đến thủng niệu quản
. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp dò niệu quản, xảy ra ở trường hợp niệu quản có đặt thông JJ, vị trí dò ở chỗ nối bể thận – niệu quản. Chúng tôi tiến hành mổ mở khâu lại lỗ dò, bệnh nhân ổn định và được xuất viện.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi nhân thấy kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir trong ghép thận cho tỉ lệ biến chứng niệu khoa thấp và là kỹ thuật dễ thực hiện.
Bảo tồn mạch máu cung cấp máu cho niệu quản trong phẫu thuật là rất quan trọng trong việc phòng ngừa các biến chứng niệu khoa đặc biệt là dò nước tiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Shaer MB, Al-Midani A (2005), The management of urological complications in renal transplant patients, Saudl J. Kidney Dis Transpl 16(2):176-180.
2. Butterworth PC, Horsburgh T, Veitch PS, Bell PR, Nicholson ML (1997). Urological complications in renal transplantation: impact of a change of technique, Br J Urol. 79:499-502.
3. Fjeldborg O, Kim CH (1972), Ureteral complications in human renal transplantation. An analysis of 180 cases, Urol Int. 27:417431.
4. Gibbons WS, Barry JM, Hefty TR (1992). Complications following unstented parallel incision extravesical ureteroneocystostomy in 1.000 kidney transplants, J Urol. 148:38-40.
(1,5)
5. Khauli R (2002), Modified extravesical ureteral reimplantation and routine stenting in kidney transplantation, Transpl Int. Sep; 15(8):411-4.
6. Mehmet H, Handi K, Sinasi S, Gokhan M, Guinaz A (2006), Urologic complication rates in Kidney transplantation after a novel ureteral reimplantatic technique, Exp Clin Transpl. Dec; 4(2):503-5.
7. Mazzucchi E, Souza G.L, Hisano M, Antonopoulos I.M, Afonso C, William C (2006), Primary reconstruction is a good option in the treatment of urinary fistula after kidney transplantation, Int Braz J Urol. Jul-Aug;32(4):398-403 discussion 403-4.
8. Pleass HC, Clark KR, Rigg KM, et al. (1995), Urologic complications after renal transplantation: a prospective randomized trial comparing different techniques of ureteric anastomosis and the use of prophylactic ureteric stents, Transplant Proc. 27:1091-2
9. Tan EC, Lim SM, Rauff A (1991), Techniques of ureteric reimplantation in kidney transplantation and its related urological complications, Ann Acad Med Singapore. Jul; 20(4):524-8.
3
Trong thời gian tôi làm BSNT tại BV Việt Đức, có tham gia là thư ký của các ca ghép thận với nguồn cho đa số là người sống cho, một số ít là bệnh nhân chết não hiến tạng, mặt khác tôi cũng tham gia các ca mổ lấy thận, rửa thận và ghép thận. Tôi cho rằng phương pháp cắm niệu quản vào bàng quang mà tác giả nghiên cứu cũng được áp dụng thường quy tại trung tâm ghép tạng- BV Việt Đức là gần như chưa gặp các biến chứng: rò nước tiểu, hẹp niệu quản, nhiễm khuẩn,....( đương nhiên 100% được đặt JJ trong mổ và theo dõi thận ghép bằng siêu âm tại giường, lượng dịch của hệ thống dẫn lưu áp lực âm,...).