- GIỚI THIỆU :
_Ngày nay, cắt bỏ dạ dày được chỉ định cho bệnh nhân
bị viêm loét dạ dày tá tràng đã thất bại trong việc đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc những người có khối u ác tính dạ dày .Việc phát triển các biện pháp nâng cao sức khỏe đời sống vật chất và tinh thần làm giảm mạnh tỷ lệ ung thư và cải thiện y tế điều trị cho bệnh loét đã làm giảm nhu cầu đối với loại phẫu thuật này. Tuy nhiên trên lâm sàng , các bác sĩ thường phải gặp bệnh nhân có tiền sử dạ dày cắt bỏ , với những rối loạn về tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật này
- _Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng rối loạn Dinh dưỡng có thể là kết quả của phẫu thuật này . Hướng dẫn thay đổi chế độ dinh dưỡng kịp thời và thích hợp có thể giảm thiểu các rối loạn gây giảm cân và thiếu vi chất dinh dưỡng. Bài viết này sẽ xem xét các loại rối loạn dinh dưỡng khác nhau của việc cắt bỏ dạ dày và cung cấp hướng dẫn cải thiện sức khỏe đồng thời ngăn chặn các biến chứng cấp tính và mạn tính liên quan đến rối loạn dinh dưỡng.
- VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG
_Các nghiên cứu điều tra giảm cân PG đã tìm thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại phẫu thuật cắt bỏ dạ dày ( bán phần cũng như toàn phần )
_Ngoài ra các cảm giác khó chịu sau ăn như (đầu cảm giác no, đầy thượng vị và các triệu chứng của hội chứng DUMPING) đã được mô tả ở cả hai nhóm phẫu thuật này
khối lượng giảm cân PG vào khoảng từ 10% -30%
trọng lượng cơ thể trước phẫu thuật . khối lượng này có thể do ăn uống
không đầy đủ, hoặc kém hấp thu, thời gian thức ăn lưu lại trong đường ruột bị rút ngắn và phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột (giảm hàng rào acid của dạ dày ) Nhiều khả năng, cũng là do sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên .
_Theo dõi chế độ Dinh dưỡng thường xuyên trong giai đoạn hậu phẫu sớm là chìa khóa để ngăn ngừa sự suy giảm dinh dưỡng. Thật vậy, một số báo cáo xác nhận rằng không được hướng dẫn kỹ càng về chế độ ăn uống PG , bệnh nhân trở nên dần dần bị suy dinh dưỡng.Thông thường, bệnh nhân được cắt bỏ dạ dày được cho xuất viện mà không có hướng dẫn đầy đủ về những gì nên ăn không nên ăn và ăn bao nhiêu. Do đó, các bác sĩ lâm sàng nên chăm sóc dặn dò theo dõi kỹ vấn đề này để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc
VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG PG :
bao gồm các rối loạn hấp thu dinh dưỡng và dẫn tới một số bệnh lý ( sẽ được nêu sau ) bao gồm :
- hội chứng DUMPING ,
- kém hấp thu chất béo, dạ dày đờ , căng đầy hơi
- không dung nạp lactose
- Thiếu máu và rối loạn xương , bệnh xương khớp
các rối loạn này có thể xảy ra mang tính chất cấp tính sau phẫn thuật . , các biến chứng mạn thường gặp nhất của bệnh nhân gastectomy như
CÁC VẤN ĐỀ KHÔNG DUNG NẠP DINH DƯỠNG
HỘI CHỨNG DUMPING :
_Trong hội chứng Dumping, thức ăn trong dạ dày vận chuyển không đều đặn và nhanh một cách bất thường xuống ruột non như khi lỗ môn vị liên tục mở, kèm theo việc tăng áp suất thẩm thấu tại dạ dày nhiều khi ăn thực phẩm giàu đường những rối loạn này liên quan rất nhiều tới các thay đổi của dạ dày đặc biệt là sau khi bị cắt đoạn. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 25 – 50% bệnh nhân cắt dạ dày có biểu hiện của hội chứng Dumping, các triệu chứng thường xuất hiện sau phẫu thuật khoảng vài tháng tới nửa năm, trong đó khoảng 1-5% có biểu hiệu các triệu chứng nặng và dai dẳng. Phần dạ dày bị cắt càng lớn thì tình trạng bệnh lý càng nặng, đôi khi trở thành mạn tính.
_Triệu chứng sớm xuất hiện sau khi ăn khoảng 15 – 30 phút, thường gặp cả hai nhóm là bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy; kèm theo bệnh nhân có thể hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực do nhịp tim tăng…
_Triệu chứng muộn xuất hiện sau khi ăn khoảng 1 – 3 giờ, thường đơn thuần chỉ là các dấu hiệu của rối loạn thần kinh vận mạch, bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, run rẩy, có thể ngất lịm; một số có biểu hiện của hạ đường huyết đột ngột do kích thích giải phóng quá nhiều insulin vào máu. Những trường hợp nặng, biểu hiện kéo dài dẫn tới chán ăn, sụt cân và suy dinh dưỡng; triệu chứng cũng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân.
Các biện pháp nhằm giảm thiểu triệu chứng dumping tối đa :
- Nên chia nhỏ các bữa an trong ngày ( thay vì 3 bữa sẽ được chia thành 6 ~8 buổi / ngày )
- Ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn
- Ngồi thẳng trong khi ăn , hoặc ăn xong có thể nằm dựa vào 1 cái ghế dựa
- Nếu đã có tiền sữ nôn ói nhiều sau khi ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao thì nên tránh hoặc giảm các thực phẩm như , nước trái cây , soda , bánh kem , kẹo , bơ , mật ong
- Hạn chế uống nước trong khi ăn , nên uống khoản từ 30 ~60 ml trước hoặc sau ăn
- Ăn bổ sung các thực phẫm giảu protein trong các bữa : trứng , thịt , cá , ngũ cốc , sữa , yogurt , phomat
- Chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ : các thực phẩm từ bột gạo , bột mì , trái cây tươi , các loai đậu
- Nếu thấy khó khăn trong việc giữ cân nặng ổn định bạn có thể uống them các thức uống dinh dưỡng , thức uống tăng năng lượng có hàm lượng đường thấp
KÉM HẤP THU MỠ
_Các nghiên cứu nhìn kém hấp thu chất béo sau khi PG đã được có chứng minh tình trạng bài tiết bất thường phân mỡ sau cắt bỏ dạy dày
_Nguyên nhân : đầu tiên , thời gian thức ăn trong ruột nhanh sẽ làm giảm thời gian thức ăn được nhào trộn và tiếp xúc với men tiêu hóa , thứ hai là do mất đi chức năng co bóp sàng lọc thức ăn nhỏ gọn vào ruột của vùng hang vị nên sẽ tăng phần lớn các thức ăn có kích thước to vào hổng tràng như vậy sẽ còn gây khó khăn cho việc men tụy tiêu hóa thức ăn , thứ 3 giảm sự co bóp , các chức năng thần kinh gây kích thích bài tiết dịch vị vốn co khi dạ dày còn tồn tại sẽ làm giảm thiểu đáng kể hàm lượng men tiêu hóa nói chung và men tụy nói riêng
” tránh sử dụng béo bão hòa “
_Sự giảm hấp thu mỡ này sẽ kéo theo giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu ( A ,D , E , K) các bệnh do thiếu các vitamin này sẽ xảy ra , da bong , mắt mờ , rối loạn về thành phần xương , tăng quá trình lão hóa cơ thể , và rối loạn về tạo máu
_Các biện pháp ngăn ngừa hội chứng kém hấp thu mỡ : uống thêm các viên bổ sung men tụy trong các bữa ăn chính cũng như các bữa phụ , tăng cường các thực phẩm giàu vitamin tan trong dầu bên cạnh đó ăn kèm các chất béo thực vật khi ăn nhằm tăng khả năng hấp thu tối ưu ( trái cây , rau xanh , thịt , cá , trứng ,sữa , dầu nành , dầu oliu )
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE :
_Lactase, loại enzyme cần thiết cho sự hấp thu lactose,
được tìm thấy chủ yếu vào các nhung mao trong hổng tràng. Hầu hết các bệnh nhân đều có một đoạn hỗng tràng còn nguyên vẹn tuy nhiên một phần hổng tràng đã bị mất chức năng do nối tắt vị tràng thức ăn không qua đoạn hổng tràng bị bỏ nữa , do đó
không dung nạp lactose,
_Những bệnh nhân này thường phàn nàn đầy hơi, tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu lactose ( chủ yếu có trong sữa , sữa mẹ , và các sản phẩm khác tư sữa , bánh mỳ, ngũ cốc, một số món tránh miệng và nhiều loại kẹo.)
ĐỜ DẠ DÀY
_BN sau cắt bỏ dạ dày thưởng được cắt luôn dây thần kinh phế vị , và ở Bn này thường than phiền là đầy hơi , khó chịu , no lâu kéo dài , nôn ra thức ăn không tiêu vài giờ hoặc vài ngày trước
_Những Bn này có nguy cơ cao với việc tăng quá mức vi khuẩn đường ruột , và kém hấp thu với các thực thẩm cứng , nên cho Bn ăn những thực phẩm mềm , lỏng vừa
CÁC VẤN ĐỀ VỀ THIẾU DINH DƯỠNG :
THIẾU MÁU HỒNG CẦU TO , THIẾU MÁU ÁC TÍNH
_Có thể là kết quả của một trong hai sự thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate. Hoặc là vitamin sẽ rõ ràng
bổ sung thiếu máu nhưng folate một mình có thể cung cấp một chữa bệnh lừa đảo, để lại sự thiếu hụt B12 nghiêm trọng không được điều trị.
_ Thiếu hụt B12 có thể do nhiều lý do. Thông thường, yếu tố nội tại là complexed B12 của dạ dày tạo điều kiện cho sự hấp thụ của nó đạc biệt là đoạn cuối hồi tràng. Giảm yếu tố nội tại và
giảm nồng độ axit dạ dày ở bệnh nhân gastrectomized làm suy yếu sự phân cắt của protein kết hợp B12 bên cạnh Vi khuẩnphát triển quá mức và giảm lượng thức ăn giàu B12 có thểcũng góp phần vào sự thiếu hụt (1).
_ Sự thiếu hụt đã được phát hiện sớm nhất là một năm sau mổ kèm theo các triệu chứng khác như
Mệt mỏi , ớn lạnh, tê liệt tứ chi, chóng mặt và triệu chứng thần kinh có thể là triệu chứng của thiếu hụt B12 các Đặc điểm lâm sàng rất hữu ích trong chẩn đoán thiếu máu hồng cầu to . Vì vậy,bổ sung B12 định kỳ là cần thiết.Một nghiên cứu gần đây đã điều tra ảnh hưởng trên các bệnh nhân TG
bổ sung hoặc bổ sung đường uống hoặc tiêm bắp (30).
_Hướng dẫn bổ sung Vitamin B12
Trong trường hợp thiếu hụt nhẹ, viên uống B12 (500-1000mg / ngày) là cần thiết. Có sẵn tại quầy. Lưu ý:tỷ lệ % giảm hấp thụ với liều lượng ngày càng tăng . Nếu thiếu hụt nghiêm trọng cho B12 IM hoặc SC 100-200 mcg / tháng.1000 mcg nên được chỉ định
_Các folate là tên gọi chung của acid folic (hay vitamin B9 hoặc folacin) và các folate dạng tự nhiên là vitamin tan trong nước.
Nguồn thực phẩm chứa folate nhiều là các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp), trái cây (cam, chuối tiêu), củ cải đường, các loại đậu, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, nui, bột ngũ cốc, măng tây, đậu bắp, gạo, trứng, cá, gan động vật (bò, heo, gà), nấm, men bia…
THIẾU MÁU THIẾU SẮT :
Tá tràng là đoạn ruột chính cho sự hấp thụ sắt,bên cạnh sự giảm nồng độ axit dạ dày làm suy yếu sự chuyển đổi của sắt hơn
Các biện pháp bổ sung :
• 150 ~ 300 mg sắt nguyên tố / ngày
chia làm 3 liều. Nói chung, khoảng 4-6 tháng dùng viên sắt đường uống
là cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu sắt không biến chứng
thiếu máu.
• Không nên nghiền nát hoặc nhai thuốc.
• Không nên dùng chung thuốc trong vòng 2 giờ với tetracycline hoặc các fluoro-
quinolone.
• Uống sắt chất lỏng thông qua ống hút để giảm thiểu các vết ố men răng.
Bệnh chuyển hóa xương :
như loãng xương, và gãy xương,thường được báo cáo ở Bn PG Các nguyên nhân của bệnh xương ở Bn PG là chưa rõ nhưng có vẻ như là một sự kết hợp của giảm hấp thu canxi, vitamin D và lactose trong thực phẩm, cùng với thay đổi về hấp thụ là quá trình trao các đổi chất
• Bổ sung Canxi và Vitamin D qua thực phẩm ( thịt , cá , trứng sữa , hải sản ) và thuốc
TRÍCH : PRACTICAL GASTROENTEROLOGY • NUTRITION ISSUES IN GASTROENTEROLOGY JUNE 2004
Dưới đây là 6 điều cân nhắc về chế độ ăn của Bn PG nên thực hiện :
- Ăn ít các loại đường đơn giản: thực phẩm ngọt nên tránh bởi vì chúng qua dạ dày của bạn một cách nhanh chóng và có thể gây tiêu chảy.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: loại thực phẩm được tiêu hóa trong dạ dày chậm và ngăn chặn đường được hấp thụ nhanh chóng.vào máu , sẽ gây các biểu hiện của cơn hạ đường huyết
- .Sử dụng chất béo không bão hòa: các loại thực phẩm như bơ thực vật, mayonnaise, nước thịt và các loại dầu, salad băng, và pho mát kem nên được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Chất béo làm chậm tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và có thể giúp ngăn chặn hội chứng Dumping
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày : ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn sẽ cho phép bạn ăn tương đương với 3 bữa ăn thông thường
- Uống nước 30-60 phút sau bữa ăn thay vì trong bữa ăn.
- Nếu dùng sữa gây khó tiêu hoặc tiêu chảy , nên chuyển sang dùng sữa không lactose , hoặc thay thế bằng các thực phẩm có lactose khác xem sao
Trích :
American Society for Parenteral & Enteral Nutrition • www.nutritioncare.org