PHẪU THUẬT GLENN HAI HƯỚNG Ở BỆNH NHÂN CÓ HAI TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN: CÓ GÌ MỚI VỀ KỸ THUẬT LÀM MIỆNG NỐI?
Giới thiệu một kỹ thuật mới trong phẫu thuật Glenn hai hướng có hai tĩnh mạch chủ trên ở bệnh nhân một tâm thất. Một trong những nguyên nhân thất bại của phẫu thuật Glenn hai hướng ở bệnh nhân có hai tĩnh mạch chủ trên là do hai tĩnh mạch này nhỏ, dòng chảy yếu, khi làm miệng nối với động mạch phổi dễ gây xoắn, tắc, huyết khối miệng nối. Việc góp hai tĩnh mạch chủ trên chuyển thành một hợp lưu tĩnh mạch lớn hơn với miệng nối đủ rộng để nối với động mạch phổi có thể giải quyết vấn đề này. Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp đã áp dụng thành công kỹ thuật này tại trung tâm tim mạch Bệnh viện E, cung cấp một lưu lượng máu đều đến hai phổi và mang lại sự tăng trưởng kích thước động mạch phổi cũng như giảm thiểu sự hình thành huyết khối.
WHAT’S NEW WITH BILATERAL
SUPERIOR VENA CAVA ANASTOMOSIS
IN THE GLENN BIDIRECTIONAL PROCEDURE?
SUMMARY
We propose a new surgical technique to manage the presence of bilateral superior vena cava in single ventricle patients, a recognized risk factor for both bidirectional Glenn anastomosis and Fontan completion. The idea is to convert two small, peripheral and competing bilateral
bidirectional cavopulmonary anastomoses into a single, larger, and centrally located cavopulmonary connection. This technique, used in 2 patients in our institution, provides a symmetrical distribution of pulmonary blood flow and may, in fact, yield growth of the central pulmonary arteries as well as prevent thrombus formation.
Keywords: bidirectional Glenn shunts;
unifocalization of bilateral
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất thường tĩnh mạch (TM) hệ thống không còn được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với phẫu thuật Glenn hai hướng và Fontan. Tuy nhiên, sự hiện diện của một tĩnh mạch chủ trên (TMCT) bên trái vẫn đặt ra một thách thức khó khăn đến việc hoàn thành các miệng nối tĩnh mạch chủ- động mạch phổi (TMC-ĐMP) an toàn và hiệu quả [1]. Về phương diện giải phẫu khi có hai TMCT thì đường kính nhỏ của TMCT sẽ làm giảm lưu lượng máu, dòng chảy không cân bằng có thể gây ra ứ máu. Lưu lượng máu đến hai phổi không đều tạo ra dòng chảy chậm ở hợp lưu động mạch phổi, dẫn đến tăng nguy cơ hình thành huyết khối và sự phát triển không thuận lợi của thân động mạch phổi [2],[3].
Bản full text: https://doi.org/10.47972/vjcts.v10i.199
Nguyễn Trần Thuỷ*, Vũ Xuân Quang*, Đoàn Quốc Hưng**, Lê Ngọc Thành*
Tin nổi bật
- NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN CHO BỆNH NHÂN CÓ 4 THẬN
17/04/2024 - 10:45:30
- Phẫu thuật nội soi cắt u thận với ứng dụng in 3D
09/04/2024 - 21:37:28
- Tổ chức ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm cứu sống nữ bệnh nhân trẻ bị xe cán vỡ nát khung chậu
15/03/2024 - 14:08:31
- Điều trị sa sinh dục cho bệnh nhân lớn tuổi
06/02/2024 - 10:42:31
- Chúc mừng năm mới
01/01/2024 - 09:50:30
- Điều trị bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp
26/11/2023 - 19:30:03