NANG ( CYST ) RỐN NIỆU
Nang niệu rốn là bệnh lý bẩm sinh do sự đóng không hoàn toàn của ống niệu rốn trong quá trình phát triển của bào thai - thai nhi. Hậu quả của bệnh thường gặp là : nhiễm trùng nang táí diễn khiến trẻ chậm lớn, hoặc có khi ung thư hóa ở tuổi trưởng thành.
- Cyst Rốn - Niệu được hình thành khi ống Rốn – Niệu đóng và teo ở hai
đầu ( phía rốn và phía bàng quang ) nhưng không teo và đóng lại ở phần
giữa - Cyst Rốn - Niệu thường gặp ở một phần ba dưới của ống rốn – niệu và
rất hiếm ở một phần ba trên. - Cyst thường nhỏ nhưng có kích thước khác nhau tùy từng bệnh nhân.
1. Lâm sàng:
- Cyst Rốn - Niệu thường ít được phát hiện sớm sau sinh, và chỉ có triệu chứng khi to lên nhưng thỉnh thoảng được phát
hiện khi khám sức khỏe hoặc khi siêu âm / chụp CT vì bệnh khác ( thận ứ nước trước và nhiễm trùng đường tiểu…) . - Cyst Rốn - Niệu bội nhiễm:
- Giống như các dị tật khác của Ống Rốn – Niệu, bội nhiễm vi khuẩn là biến chứng hàng đầu của Cyst Rốn - Niệu, và
phần lớn các Cyst Rốn - Niệu được chẩn đoán khi bị nhiễm khuẩn ( và thường vào tuổi thiếu nhi và thiếu niên ). - Vi khuẩn hay gặp trong trường hợp này là tụ cầu vàng.
- Khám thường thấy có khối u trên xương mu, có thể sốt, đau, có các triệu chứng của bàng quang và tiểu tiện nếu có
nhiễm khuẩn. - Mặc dù cyst Rốn- Niệu nằm ngoài phúc mạc, nhưng sự nhiễm khuẩn có thể lan ra các nơi kế cận gây đau bụng.
- Hiếm hơn có thể thấy có thể thấy sự vỡ cyst bội nhiễm vào thành bụng trước gây dò thành bụng và vào phúc mạc
gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn bộ
2. Chẩn đoán hình ảnh:
- Hình ảnh trên siêu âm và CT cho thấy:
- Cyst là một nang túi chứa đầy dịch không thông với với cả rốn và bàng quang, nằm trên đường giữa bụng, thành
bụng trước, ở phía dưới rốn và phía trên bàng quang. - Hiếm hơn có thể thấy một sự canxi hóa của vỏ cyst trông như vỏ trứng.
- Cyst Rốn - Niệu bội nhiễm cho thấy sự dày lên của thành ( vỏ ) Cyst, có độ cản quang cao hơn nước và mô mềm và
một đậm độ echo hỗn hợp trên siêu âm. - Cả cyst rốn- niệu và ung thư ống rốn niệu ( carcinomas ) thường biểu hiện bằng khối ( nang ) có tăng echo dày trên
siêu âm, hoặc một nang có thành dày hoặc có độ cản quang không đều trên CT làm cho khó phân biệt hai tổn
thương trên. Trong trường hợp này, sinh thiết tổn thương hoặc hút dịch để xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán
xác định và quyết định điều trị
| |
| Siêu âm :Các dấu (×) đánh dấu chu vi của cyst bàng quang |
***Tham khảo vài hình ảnh chẩn đoán của Nang ( cyst ) Rốn – Niệu:
- Cyst Rốn – Niệu có thể được phát hiện ngay trong thời kỳ bào thai nhờ vào siêu âm :
- Thai phụ 22 tuổi, không có bệnh gì đặc biệt, quá trình mang thai bình thường, thai nhi 33 tuần tuổi. Siêu âm
thai cho thấy một khối cyst khá lớn nằm ngay thành bụng trước của thai nhi. Dây rốn bị dãn rộng tại vị trí đi
gần với thai nhi.
qua dây rốn, đoạn chứa cyst
Có một khối cyst không có
echo đường kính 2,3 × 2,0 cm
nằm trong dây rốn, động mạch
và tĩnh mạch rốn bị khối cyst
tách rời ra.
- thai nhi 33 tuần tuổi. Siêu âm thai cho thấy một khối cyst khá lớn nằm ngay thành bụng trước của thai nhi.
Hai động mạch rốn chạy hai bên của khối cyst cho phép chẩn đoán Cyst Rốn_Niệu. Có thể có hình ảnh của
các màng ngăn hoặc quai ruột bên trong cấu trúc khối cyst. Vòng bụng của thai nhi khoảng +2SD so với
trẻ 35.4 tuần tuổi
| |
Hai động mạch rốn chạy hai bên của khối cyst Rốn – Niệu ở thai nhi 33 tuần tuổi Hai động mạch rốn chạy hai bên của khối cyst cho phép chẩn đoán Cyst Rốn_Niệu | Cyst Rốn – Niệu nằm kề bàng quang Có thể có hình ảnh của các màng ngăn hoặc quai ruột bên trong cấu trúc khối cyst |
Hình ảnh siêu âm cắt ngang cho thấy tổn thương dạng cyst ( nang ), nằm trên đường đi của Ống Rốn – Niệu ( mũi tên chỉ ), với với vỏ dày và mặt trong vỏ xù xì, echo hỗn hợp trong lòng cyst | CT scan có cản quang cho thấy hình ảnh của một tổn thương dạng cyst ( nang ) có vỏ dày và thâm nhiễm xung quanh tổn thương. Cyst nằm ngay bên dưới thành bụng, trên đường giữa ( đầu mũi tên) |
3. Điều trị :
a. Điều trị nội khoa:
- Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề nếu có nhiễm trùng.
b. Điều trị ngoại khoa:
+ Nguyên tắc:
- Mổ cắt nang và di tích ống niệu rốn.
- Giữ được rốn.
+ Phương pháp:
- Mổ mở thông thường: Đường mổ ngang đi qua điểm giữa của đường nối rốn với xương mu.
Nhược điểm: Đau, sẹo mổ dài, lâu ra viện.
- Mổ nội soi ổ bụng: ( laparoscopy) ( đương nhiên bệnh nhân phải được điều
Ưu điểm: Đau ít, thẩm mỹ, nhanh ra viện
Hình ảnh: Phẫu thuật nội soi cắt nang niệu rốn abces
Sưu tầm và chỉnh sửa trên internet: http://sdvworkshop.net/ - Bs. Nguyễn Thị Thu Vân( 9/11/2009)
Các bài viết liên quan:
Bệnh lý ống niệu rốn (PatentUrachus)
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị thận đa nang
08/07/2023 - 18:31:18
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49
- Dị tật bẩm sinh về thận: Số lượng, vị trí, hình dạng.
28/09/2021 - 22:58:59
- Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư đường hoàn toàn trước phúc mạc.
24/07/2021 - 12:46:50
- Lợi và hại của tự sương
10/10/2020 - 22:04:03