Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu thận, thận
Các nguyên nhân gây tổn thương chức năng tiểu cầu thận hay tổn thất số lượng tiểu cầu thận cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm. Quan điểm điều trị dần cũng sẽ thay đổi
Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu thận, thậnĐiểm lại cơ chế lọc ở cầu thận: Qui trình lọc diễn ra theo cơ chế khuyếch tán, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp xuất. Các áp suất tham gia quá trình lọc gồm có:
Áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận: Đẩy nước, các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bọc Bowman, Ph= 60 mmHg.
Áp suất keo của huyết tương: Có tác dụng giữ nước và các chất hòa tan tại lòng mạch nhờ lực hú của điện tích hay lực liên kết giữa protein với các chất. Pk= 32 mmHg.
Áp suất thủy tĩnh của bọc Bowman: Có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan từ bọc Bowman vào trong lòng mạch. Pb = 18 mmHg.
Vậy muốn xảy ra được hiện tượng lọc thì: Lực đẩy của huyết áp trong lòng mạch phải thắng được lực ngăn giữ nước và chất hòa tan của Pb và Pk.
Áp suất lọc: Pl = Ph – ( Pk + Pb) = 10 mmHg.
Các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình lọc đều tác động cơ bản vào thay đổi các áp suất tham gia quá trình lọc:
Lưu lượng máu thận: Tăng sẽ làm tăng áp suất mao mạch cầu thận và làm tăng phân số lọc.
Áp suất keo của huyết tương: Pk giảm sẽ làm tăng áp suất lọc.
Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đến: Ngăn cản lượng máu đến thận và làm giảm Ph nên làm giảm lưu lượng lọc. Khi giãn tiểu động mạch đến lại có tác dụng ngược lại.
Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đi: Sẽ cản trở máu ra khỏi mao mạch nên làm tăng áp suất mao mạch cầu thận. Nếu co nhẹ thì có tác dụng làm tăng áp suất lọc. Ngược lại co mạnh, sẽ gây cản trở sự trở về của huyết tương kéo dài sẽ làm tăng Pk, do đó lại làm giảm lưu lượng lọc giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức lọc cầu thần, chức năng thận:
- Yếu tố từ hệ tuần hoàn:
- Thể tích tuần hoàn: Khi thể tích tuần hoàn giảm sẽ gây ra giảm áp lực lọc và gây rối loạn dinh dưỡng cho tiểu cầu thận, và hệ thống bài tiết nước tiểu trong nhu mô thận. Hậu quả là chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng, biểu hiện trên lâm sàng là tiểu ít, thiểu niệu, vô niệu.
- Các chất trong máu được đưa qua tiểu cầu thận: Các chất được coi là độc đối với thận, khi tới màng bao Bowman sẽ gây tổn thương màng lọc, các tế bào tiểu cầu thận hoặc gây tắc các ống lượn gần – xa,…
- Mạch máu thận: Hiện tượng xơ vữa mạch thận, hẹp động mạch thận sẽ làm giảm lượng máu, giảm áp lực lọc tại thân.
- Bệnh lý tim mach: Khi tim bị suy yếu, sự bơm máu ra khỏi cơ thể giảm đi, sự ứ đọng máu ở hệ tĩnh mạch cũng xuất hiện. Máu vận động tại thận sẽ ứ trệ cũng gây suy giảm chức năng thận.
- Yếu tố tại nhu mô thận:
- Chức năng của tiểu cầu thận: Trong các bệnh lý hệ thống, mạn tính có gây tổn thương tại tiểu cầu thận như hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ,… chức năng của toàn bộ tiểu cầu thận bị suy giảm do ứ đọng chất miễn dịch hoặc bản thân các tế bào của đơn vị tiểu cầu thận bị tổn thương.
- Màng bao Bowman: Khi hệ thống màng lọc bao Bowman bị thương tổn về cấu trúc hay hệ thống điện tích ion trên màng sẽ gây rối loạn chức năng lọc, tái hấp thu nước, điện giải, các chất trong máu.
Hình ảnh" Khối nang lớn ở cức dưới thận (P) - mũi tên hồng đang chèn ép làm xẹp nhu mô lành thận (P) - mũi tên xanh
- Chèn ép nhu mô thận tại chỗ: Bệnh lý đơn nang thận, đa nang thận, u thận lành hay ác tính. Mỗi khối u hoặc nang thận to hay nhỏ đều tạo ra 1 áp lực xung quanh làm chèn ép, xơ hóa các tiểu cầu thận cạnh nang. Theo thời gian, kích thước nang càng lớn thì số lượng tiểu cầu thận bị biến mất càng nhiều.
- Yếu tố gây tắc nghẽn đường bài xuất:
- Sỏi niệu quản:
- Thành niệu quản: Các u nhú, polyp niệu quản; xơ hẹp niệu quản, …
- Các khối u, xơ bên ngoài chèn ép niệu quản.
- Gây ứ đọng nước tiểu, tăng áp lực thủy tĩnh tại niệu quản, đài bể thận, ống góp, ống lượn gần – xa, làm tăng áp lực thủy tĩnh của bao Bowman. Do đó áp lực lọc tại tiểu cầu thận sẽ giảm.
- Khi đài bể thận giãn, tạo ra áp lực lớn gây chèn ép, làm xơ hóa số nhu mô thận và suy giảm số lượng tiểu cầu thận.
- Các yếu tố khác:
- Áp lực của ổ bụng: Nếu áp lực ổ bụng lớn cũng sẽ gây chèn ép vào động mạch và tĩnh mạch thận. Gây ra hiện tượng giảm lượng máu đến thận và ngăn cản lượng máu được lọc ra khỏi thận.
- Hệ thống hô hấp: Nhịp thở của hệ hô hấp, cơ hoành sẽ tạo ra lực vỗ rung, bóp vào thận, bể thận nhằm đẩy dòng nước tiểu được lọc tại các tiểu cầu thận xuống bể thận, từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang.
- Trương lực cơ của cơ thể và cơ xung quanh thận: Trương lực của các tổ chức cơ, cơ quan quanh thận sẽ tạo ra lực bóp đàn hồi, chu kỳ vào thận qua đó hỗ trợ một phần nhỏ tống xuất những dòng nước tiểu đầu xuống bể thận
Qua đó chỉ định điều trị nhằm bảo vệ chức năng thận hiện nay cũng sẽ thay đổi dần dù bệnh lý thuộc ngành ngoại khoa hay nội khoa.
Tin nổi bật
- GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - THẬN NGƯỢC DÒNG
10/08/2023 - 21:22:35
- Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị thận đa nang
08/07/2023 - 18:31:18
- Các kỹ thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận không xâm lấn, ít xâm lấn và xâm lấn
06/12/2021 - 17:46:49
- Dị tật bẩm sinh về thận: Số lượng, vị trí, hình dạng.
28/09/2021 - 22:58:59
- Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư đường hoàn toàn trước phúc mạc.
24/07/2021 - 12:46:50
- Lợi và hại của tự sương
10/10/2020 - 22:04:03