CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ VIÊM RUỘT THỪA Ở TRẺ EM
VRT ở trẻ em, tuổi càng nhỏ chẩn đoán sớm càng khó. Chính vì vậy cần biết cách tiếp cận bệnh nhân nhi khéo léo và phản ứng lâm sàng nhanh nhậy. Hãy tham khảo các thang điểm chẩn đoán VRT trẻ em,
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:VRT là tình trạng viêm nhiễm cấp tại ruột thừa
Đặc điểm: Là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất cần chẩn đoán sớm (trước 6h) và mổ sớm
Dịch tễ:
Hay gặp ở tuổi vị thành niên và người lớn
Ít gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em < 3 tuổi, người già
Xử trí: Khi đã chẩn đoán xác định là VRT cấp
Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân chính gây VRT:
Do tắc lòng RT
Do nhiễm khuẩn
Do tắc nghẽn mạch máu
VRT ở trẻ em
Chẩn đoán:Chẩn đoán VRT ở trẻ em rất khó, vì:
Việc khai thác và khám bệnh nhi rất khó ở trẻ nhỏ vì trẻ thường không hợp tác với BS
Triệu chứng nôn và dễ bị kích thích thường không đặc hiệu và xảy ra ở các rối loạn khác nhiều hơn ở VRT
Khám khi trẻ ngủ
Lâm sàng: Tiến triển nhanh thường vỡ trước 48h vì:
Thành ruột thừa mỏng
Mạc nối lớn chưa phát triển
Sức đề kháng kém
Thường gặp 2 thể:
VRT hoại tử
VRT hoại thư
CHẨN ĐOÁNVRT CẤP Ở TRẺ EM
LÂM SÀNG
ĐỐI VỚI TRẺ >13 TUỔI: triệu chứng lâm sàng như VRT ở người lớn.
Cơ năng:
Đau bụngHỐ CHẬU PHẢI:
Vị trí:
Thường: bắt đầu quanh rốn sau đó khu trú tại hố chậu phải
Kinh điển: Bắt đầu ngay hố chậu phải
Tính chất:
Thường khởi phát từ từ và đau âm ỉ, không thành cơn, hoặc cảm giác nặng hố chậu phải
Một số ít: khởi phát đột ngột, đau dữ dội, gặp nếu: (1) Nếu RT sắp vỡ, hoặc (2) giun chui vào lòng ruột thừa
Có trường hợp tăng lên và lan khắp bụng: trong RT viêm vỡ
Ho, rặn bụng → tăng áp lực OB → đau tăng
Hoàn cảnh xuất hiện: Xuất hiện tự nhiên và thường là nguyên nhân dẫn bệnh nhân vào viện
Các triệu chứng khác:
Nôn, buồn nôn:
Không đặc hiệu và không thường xuyên
Xuất hiện sau đau bụng
Nôn ra thức ăn, hoặc đôi khi là buồn nôn, lợm giọng
Rối loạn tiêu hóa:
Ít gặp và ít có giá trị chẩn đoán
Táo bón, hoặc có khi ỉa lỏng
Bí trung đại tiện trong TH muộn có VPM
Toàn thân:
Tinh thần:dễ kích thích, mệt
Sốt:Sốt cao gặp trong
Hội chứng nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, mạch nhanh…
Mất nước rõ.
Thực thể:
Nhìn:
Bụng chướng nhẹ
Di động theo nhịp thở
Sờ:
Nguyên tắc: (1) Nhẹ nhàng, (2) Từ nơi không đau đau (HCTHCF)
Mục đích: Để tìm 3 dấu hiệu:
PƯ TB HCP và Đau khi ấn vào HCP: là 2 dấu hiệu quan trọng nhất
Tăng cảm giác đau ở da bụng HCP: ít gặp và ít có giá trị chẩn đoán
Triệu chứng:
Đau HCP:
Khi ấn sâu, bệnh nhân đau nhói lan tỏa ở vùng HCP
Nhiều khi vị trí đau nhói là 1 điểm ở HCP
Các điểm đau RT hay gặp:
Điểm Mac-Burney: giữa đường nối GCTT (P) với rốn
Điểm Lanz: nối 1/3 ngoài và 2/3 giữa đường nối 2 GCTT
Điểm Clado: điểm nối 2 GCTT và bờ ngoài cơ thẳng to (P)
Điểm đau mào chậu (P): gặp trong VRT sau manh tràng
PƯ TB HCP:
Thực hiện: sờ nhẹ nhàng và ấn nhẹ HCP (1) Bn đau và nhăn mặt, (2) các cơ thành bụng co lại
Ý nghĩa: Là DH LS ĐIỂN HÌNH và có Ý NGHĨA nhất của VRT. Nếu DH này không rõ cần THEO DÕI SÁT để chẩn đoán.
Điển hình ở thanh niên, không rõ ràng ở người già yếu, bụng béo, trẻ nhỏ.
Có thể là co cứng thành bụng khi RT đã thủng
Tăng cảm giác da bụng vùng HCP
Dấu hiệu Blumberg: CƯ PM HCP (thầy thuốc rút tay lên, BN đau nẩy người)
Dấu hiệu Rowsing: Đau HCP khi ấn 2 tay vào HCT do:
Dồn hơi từ ĐT trái sang phải
Thăm trực tràng
TH RT nằm trong tiểu khung: túi cùng thành bên P: dày lên và đau
TH muộn: khi RT đã vỡ VPM toàn thể thì thấy túi cùng phồng và đau.
ĐỐI VỚI CÁC LỨA TUỔI KHÁC
Ở trẻ em, những triệu chứng lâm sàng cổ điển (sốt, buồn nôn, đau di chuyển ở ¼ dưới bụng P, phản ứng thành bụng) thường không đặc hiệu
Không có triệu chứng đau di chuyển ở ¼ dưới bụng P trong 50% các trường hợp
Buồn nôn không có ở 40% các TH
PƯ TB không có ở 52% các TH
Cơ năng:
Ở người lớn, đau quanh rốn sau đó khu trú ở HCP là một trong những triệu chứng đặc hiệu của VRT, điển hình, đau trước khi nôn.
Ở trẻ em, điều này không xảy ra, vì sự khác nhau về sinh lý bệnh của VRT và việc miêu tả triệu chứng theo một trình tự rất khó ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, VRT ở trẻ em có các triệu chứng sau:
Ở trẻ sơ sinh:
Chướng bụng
Nôn
Dễ bị kích thích và dễ bị hôn mê
Ở trẻ < 2 tuổi:
Nôn
Đau
Sốt
Ít có ỉa chảy
Dễ kích thích, thở khò khè
Đau ở hông bên P
Tuổi nhà trẻ (2-5 tuổi)
Nôn là triệu chứng đầu tiên
Đau bụng
Sốt ở hầu hết các BN
Buồn nôn
Hầu hết triệu chứng thường tiến triển ít nhất 2 ngày trước khi được chẩn đoán
Tuổi đi học (6-12 tuổi)
Đau bụng tăng khi vận động, nhưng chưa có hiện tượng đau di chuyển
Nôn, buồn nôn
Sốt
Có mốt số ia chảy, khó tiêu và tiểu ít
Toàn thân:HCNT rõ, sốt cao tới 39oC, toàn trạng suy sụp nhanh mất nước rõ
Thực thể
Mặc dù những triệu chứng kinh điển như tăng cảm giác da ở HCP, PU TB và cảm ứng PM không điển hình ở trẻ nhỏ, nhưng khám bụng vẫn là một thao tác quan trọng trong chẩn đoán VRT.
Đặc điểm về tuổi: Những triệu chứng thực thể sau được miêu tả ở lứa tuổi khác nhau
Trẻ sơ sinh: rất hay gặp chướng bụng, sờ thấy một khối ở bụng và hạ thân nhiệt, hạ huyết áp, khó thở
Trẻ <2 tuổi: Sốt và đau lan tỏa quanh bụng do RT dễ thủng. Đau khu trú ở HCP gặp ở <50%
Trẻ 2-5 tuổi: Sốt và đau bụng HCP hay gặp
Trẻ 6-12 tuổi: Sốt và đau bụng HCP gặp ở hầu hết các TH. PƯ TB và CƯ PM hay gặp khi RT đã thủng
Triệu chứng:
Thường nằm im, với hai chân gấp.
Bụng không di động theo nhịp thở khi có VPM
Tăng cảm giác toàn da bụng ở các mức độ khác nhau khi đã VPM do thủng VRT
Tăng cảm giác khu trú ở HCP gần điểm McBurney
Đau bụng tăng lên khi ho và duỗi thẳng chân, Triệu chứng này không rõ ở thể VRT sau manh tràng, trong tiểu khung ở trẻ nữ.
Chú ý:
PƯ TB là triệu chứng điển hình của VPM. Tuy nhiên, các BS nhi khoa thấy động tác khám này không cần thiết vì nó là trẻ rất đau dễ gây BC vỡ RT
Khám TT càng không cần thiết
Các triệu chứng điển hình:
DH Rovsing
DH Obturator: đau khi xoay hông vào trong, trong VRT ở tiểu khung
DH Iliopsoas: đau khi hông duỗi, trong VRT sau manh tràng
CHÚ Ý: Dấu hiệu của VRT nhiễm độc:
Lâm sàng: : triệu chứng cơ năng, thức thể mơ hồ; trong khi đó tch toàn thân rõ và nổi bật
Toàn thân:
Thể trạng suy sụp nhanh, mạch nhanh, HA tụt thiểu niệu, vô niệu
TT nhiễm độc rõ: li bì, khó thở, tím tái, vẻ mặt hốc hác
Cơ năng và thực thể:
Đau bụng HCP rất nhẹ, không có PƯ TB, và co cứng thành bụng
HC xuất huyết: nôn máu; ỉa phân đen, thối khẳm; chấm xuất huyết, mảng xuất huyết dưới da
Tiên lượng: nặng, dễ tử vong.
CẬN LÂM SÀNG:
Các XN làm được ngay:
CTM: không đặc hiệu
SL BC: 10 000 - 15 000/ml
Công thức BC: tăng chủ yếu BCĐNTT (>80%)
Máu lắng tăng cao
CPR tăng
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm ổ bụng
Ý nghĩa:
Chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh cảnh khác nhau
Chẩn đoán biến chứng: (1) Abcess, (2) Đám quánh ruột thừa
Hình ảnh:
Mặt cắt dọc:
DH MacBerney – Siêu âm (+): ấn đầu dò vào HCP đau nhói
Tăng âm, hình ảnh ngón tay
Tăng kt của RT viêm: >6mm
Dày thành RT >2mm
Thâm nhiễm mỡ vùng HCP-manh tràng
Có dịch xung quanh
Mặt cắt ngang: hình ảnh bia bắn (các vòng tròn đồng tâm)
ẤN VÀO, RT KHÔNG XẸP
Chụp XQ bụng không chuẩn bị, hạn chế chụp ở trẻ nhỏ
Ý nghĩa: ít có giá trị chẩn đoán xác định, chỉ có giá trị chẩn đoán phân biệt
Các dấu hiệu:
Dấu hiệu âm tính: (1) Liềm hơi, (2) Mức nước hơi
DH quai ruột cảnh giới: quai ruột GIÃN ở HCP
Mờ HCP do có dịch
Mất hình của cơ đái chậu
Sỏi phân cản quang trong lòng RT
XQ phổi: chỉ chụp khi nghi ngờ bệnh lý của phổi gây đau HCP
CT scanner, ít sử dụng ở trẻ nhỏ
Ý nghĩa:(1) Chẩn đoán XĐ, (2) Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác
Hình ảnh:
Thâm nhiễm mỡ xung quanh (quan trọng nhất)
RT to, ngấm thuốc sau tiêm
Thành RT >2mm
Dịch tự do HCP
Dày thành mạc treo và các màng lân cận
Nội soi ổ bụng
Giá trị trong chẩn đoán:Khi nghi ngờ bụng ngoại khoa
Chẩn đoán xác định: thể KHÔNG điển hình, đặc biệt RT ở các VỊ TRÍ KHÁC NHAU
Chẩn đoán phân biệt với bệnh lý của PN: (1) Vỡ nang Degraff, (2) Viêm phần phụ, (3) GEU
Giá trị trong điều trị: Cắt RT bằng NỘI SOI
TIẾP CẬN VRT Ở TRẺ: Bảng PAS
Mới đây, tác giả Samuel tại Anh đã thiết lập 1 thang điểm đánh giá viêm ruột thừa ở trẻ em (Pediatric Appendicitis Score: PAS) dựa trên nghiên cứu Cohort ở trẻ em 4 - 15 tuổi. Thang điểm PAS có điểm từ 0 đến 10, gồm những dấu hiệu và triệu chứng sau:
STT Dấu hiệu triệu chứng xét nghiệm Điểm
1 Điểm đau di chuyển 1
2 Biếng ăn 1
3 Buồn nôn, nôn 1
4 Đau tức vùng ¼ dưới bụng P khi gõ hay khi đi lại 2
5 Đau HCP 2
6 Nhiệt độ > 38 1
7 BC ≥ 10000/mm3 1
8 Tỷ lệ BC hạt/BC lympho ≥ 75% 1
Tổng cộng 10
Theo nhóm nghiên cứu, thang điểm PAS có giá trị chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT) khi PAS ≥ 7 và loại trừ VRT khi PAS ≤ 2 (nhóm này cần được theo dõi thêm hoặc cho về nhà với dặn dò trở lại khi triệu chứng không cải thiện). Với nhóm trẻ có PAS từ 3 – 6, không xác định chính xác chẩn đoán cần được đánh giá thêm bằng những nghiên cứu hình ảnh (siêu âm, CT).
ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN TẮC
Nghi ngờ VRT
Vào viện theo dõi 24-48h
Khám bụng sau mỗi giờ, lấy mạch, nhiệt độ, thử lại CTM
KHÔNG dùng giảm đau
Khi đã chẩn đoán XĐ VRT cấp:
Mổ cấp cứu, càng sớm càng tốt
Sử dụng KS dự phòng trước mổ
TIẾN HÀNH
Chuẩn bị mổ:
Giải thích cho bệnh nhân và người nhà
Chuẩn bị phương pháp vô cảm:
Kháng sinh và giảm đau: nếu đã chẩn đoán là VRT cấp. Thường dùng Cepa thế hệ 2 hoặc Augmentine
Phương pháp mổ:
MỔ NỘI SOI: Là phương pháp được dùng ngày cảng phổ biến ở CSYT có PTNS)
Ưu điểm:
Thẩm mĩ
Giảm đau sau mổ
Tránh được nhiễm trùng sau mổ
Tránh được tắc ruột sau mổ
Rút ngắn thời gian nằm viện
Ưu điểm trong TH VRT khó chẩn đoán, vị trí bất thường
Khuyết điểm:
CCĐ chung chóng gây mê bơm hơi ổ bụng: TM-TKMP, TALNS, bệnh phổi, bệnh TM, VPM ruột thừa, hẹp KQ, bụng chướng hơi
Sẹo mổ nhiều, nguy cơ dính ruột cao
VRT có biến chứng: Abcess, đám quánh
Các phương pháp mổ nội soi:
PP cắt ruột thừa bằng nội soi 3 lỗ: Hay được sử dụng nhất hiện nay
PP cắt ruột thừa bằng nội soi 1 lỗ có ưu điểm là thẩm mĩ hơn nhiều nhưng đòi hỏi trình độ cao của PTV
MỔ MỞ
Đường rạch thành bụng
Da: theo đường Mac-Burney, đường trắng giữa dưới rốn tùy từng trường hợp
Chú ý:
TH chẩn đoán không chắc chắn, nghi RT vỡ cần mổ theo đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường bên P cơ thẳng to thuận lợi cho đánh giá và xử lý thương tổn.
Trong TH nào cũng cần đường mổ đủ rộng để cắt RT dễ dàng, không làm tổn thương tới thanh mạc ruột nguyên nhân TRSM
Tìm và đánh giá thương tổn
Ruột thừa:
Tìm ruột thừa: nơi gặp nhau của 3 DẢI CƠ DỌC ở manh tràng
Đánh giá: (1) Kích thước, (2) Xuất huyết, (3) Mủ, (4) Giả mạc, (5) Hoại tử, (6) Thủng
Manh tràng tại gốc RT để xem vùi gốc RT bằng cách nào: mềm mại, phù nề, mủn nát dễ bục
Ổ bụng: xem có dịch hay không, nếu có cần lấy dịch làm: (1) Cấy VK, (2) Làm KS đồ.
Xử trí
Cắt RT:
Xuôi dòng: cắt mạc treo trước cắt RT
Ngược dòng: Cắt RT trước cắt mạc treo
Vùi và không vùi gốc RT
Thành MT mềm mại vùi gốc RT
Thành MT phù nề, mủn nát thắt và khâu kín gốc RT
TH Khâu kín KHÓ, có thể dò ra ngoài
DL manh tràng ra ngoài OB
Đặt sonde vào mỏm cắt đính vào thành bụng chủ động DL manh tràng
Tiến hành cắt túi thừa Meckel
Tìm: Cách góc hồi manh tràng 60-80cm, ở bờ đối diện với bờ mạc treo
Tiến hành: Cắt theo hình nêm và cắt đoạn ruột thừa nếu to quá
Lau rửa OB, KHÔNG ĐẶT DL
Đóng bụng theo các lớp giải phẫu
CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI SAU MỔ
Dùng KS sau mổ
Theo dõi:
Trong 24h đầu: Chảy máu theo dõi
Dấu hiệu sinh tồn, đặc trưng cho mất máu: M, HA
Toàn trạng
Bụng trướng
Trong 24h sau: (1) Toác, (2) Nhiễm trùng, (3) Thoát vị? theo dõi
Nhiệt độ
Tình trạng bụng
Vết mổ
Cắt chỉ: sau 7 ngày, chỉ định cắt sớm hơn nếu có DH NT vết mổ
Tin nổi bật
- Phân loại các thương tổn GP trong CTSN và thái độ xử trí CTSN nặng
19/04/2015 - 15:53:33
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương
19/04/2015 - 15:47:52
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các biến chứng của vỡ nền sọ
19/04/2015 - 15:38:52
- Nguyên tắc chẩn đoán và thái độ xử trí vết thương sọ não hở
19/04/2015 - 15:31:55
- Các phương pháp chẩn đoán xác định u não bán cầu đại não
19/04/2015 - 15:23:20
- Nguyên tắc điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ
19/04/2015 - 15:15:31