Dò tiết niệu – sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán, hướng xử trí.
Đây là biến chứng sản khoa thường gặp trong mổ đẻ, cắt tử cung toàn bộ hay bán phần... Cần chẩn đoán và xử lý kịp thời trong mổ. Các loại dò thường gặp như rò bàng quang - âm đạo, rò niệu quản - âm đạo
Đại cương:
1. Định nghĩa: Là đường thông thương nối hệ bài xuất nước tiểu với đường sinh dục ở nữ giới
2. Nguyên nhân:
a. Do điều trị sản khoa:
- Sang chấn trong quá trình chuyển dạ.
- Chuyển dạ kéo dài do bất xứng đầu chậu gây chèn ép bàng quang, họai tử bàng quang gây ra dò nước tiểu bàng quang-âm đạo.
b. Do tai biến phẫu thuật - xạ trị
-Cắt tử cung ngã bụng (có thể họai tử do vô mạch ở đáy bàng quang, hoặc do hiện tượng bào mòn mô của chỉ may mỏn âm đạo dính vào bàng quang).
- Phẫu thuật vùng tiểu khung.
-Xạ trị: có thể gây dò bàng quang- âm đạo muộn sau 6-12 tháng sau khi ngưng xạ trị.
c. Dị tật bẩm sinh:
Chẩn đoán:
1. Lâm sàng:
a. Cơ năng:
- Tiền sử: Phẫu thuật vùng tiểu khung, can thiệp sản phụ khoa
- Tiểu: ( phụ thuộc vào mức độ thông thương - kích thước, vị trí lỗ dò, nguyên nhân):
+ Dò nước tiểu 1- 2 tuần sau mổ sản phụ khoa
+ Rỉ dịch nước tiểu qua âm đạo: khi bệnh nhân buồn đi tiểu, khi thay đổi tư thế
+ Dò nước tiểu liên tục qua âm đạo
b. Toàn thân:
- Mùi hôi nước tiểu:
- Tâm lý: Stress nặng
-
c. Thực thể:
- Khám âm đạo: Đa số nhìn được thấy lỗ rò: đánh giá kỹ đặc điểm của lỗ rò
+ Nếu lỗ dò nhỏ -> Làm test màu: Đặt sond niệu đạo vô khuẩn, 4 cục bông sẽ được đặt các vị trí sau, 1 cùng đồ phải, 1 cùng đồ trái, 1 ở giữa âm đạo, 1 ở vị trí miệng âm đạo. Bơm dung dịch Xanmethylen, hoặc Camin1%( Màu đỏ), đợi 15 phút
--> Nghiệm pháp dương tính: Nếu cục bông giữa, hoặc cục bông ở cùng đồ có màu của dịch bơm.
---> Nghiệm pháp âm tính: Cục bông ở niệu đạo, có màu do rỉ nước tiểu từ miệng niệu đạo
- Khám đánh giá: Cổ tử cung, cùng đồ,...
- Khám bụng:
- Khám cơ quan khác:
2. Cận lâm sàng:
- XNCB: ??? Ure, Cre??
- XQ: UIV, Niệu đạo – BQ ngược dòng:
Chụp x-quang có cản quang cho phép xác định kích thước và vị trí của đường dò. Phương pháp này không cung cấp hết những thông tin cần thiết khác.
- Soi bàng quang:
Là xét nghiệm chính yếu chẩn đoán dò TN _ SD. Vị trí của đường dò là những vị trí có niêm mạc bàng quang thay đổi hình dạng. Đặt một thông niệu quản nhỏ vào đường dò có thể sờ được thông trong âm đạo. Vị trí của lỗ dò có gần miệng niệu quản không, và hiện diện của những lỗ dò khác. Đánh giá chất lượng mô xung quanh lỗ dò để xem lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Soi nhiều lần trước và sau khi mỗ có tác dụng theo dõi sự lành bệnh.
- Nghiệm pháp chất màu:
- Xét nghiệm với chất màu
Chẩn đoán dò TN_ SD: vẫn chưa chắc chắn sau khám lâm sàng và xét nghiệm, có rất nhiều test để truy tìm lỗ dò nếu có bao gồm. "Double dye" test thực hiện tại giường. 4 cục bông sẽ được đặt các vị trí sau, 1 cùng đồ phải, 1 cùng đồ trái, 1 ở giữa âm đạo, 1 ở vị trí miệng âm đạo. Bàng quang sẽ được bơm vào dung dịch carmine 1% (màu đỏ), và 10 ml indigo carmine vào tĩnh mạch. Những cục bông này sẽ lấy ra sau 15 phút sau khi tiêm. Thấy dính màu đỏ vào cục bông giữa âm đạo hay cục bông đặt ở cùng đồ có nghĩa là có dò bàng quang âm đạo. Còn nếu chỉ có cục bông ở miệng âm đạo thấm có nghĩa là do nước tiểu rỉ ra từ niệu đạo.
- CT – MSCT: Dựng hình đường dò:???
3. Chẩn đoán xác định – Vị trí rò:
- Dò bàng quang - âm đạo: Hay gặp nhất
- Dò niệu quản âm đạo
- Dò niệu đạo- âm đạo
- Dò bàng quang- tử cung
Điều trị:
1. Nguyên tắc chung:
- Làm đóng lại của lỗ rò.
- Tránh nhiễm trùng ngược dòng hệ tiết niệu
- Trả lại chất lượng cuộc sống:
2. Điều trị cụ thể ( theo vị trí tổn thương):
- Điều trị bảo tồn:
+ Mở thông bàng quang qua da, đặt sond niệu đạo ( Lưu sond khoảng 3 tuần)
:-à Chỉ định: Rò BQ-AD nhỏ dưới 1cm, sớm
+ Đặt JJ bể thận – niệu quản – bàng quang, đặt sond niệu quản – bàng quang
--> : Rò niệu quản - AD
- Điều trị ngoại khoa:
Qua đường bụng:=è Chỉ định: Rò cao, cần xử lý thêm niệu quản ( cắm niệu quản vào BQ),… Mổ mở, mổ nội soi OB
Qua âm đạo: è Chỉ định: Rò đơn giản,.. Mất máu ít, biến chứng sau mỗ ít, thời gian mỗ ngắn, thời gian hồi phục sớm. Thêm vào đó, không đụng chạm tới ruột,
Các phương pháp khác: Tiêm, bôi keo sinh học, đốt điện lỗ rò ( kích thước nhỏ)
Tin nổi bật
- Phân loại các thương tổn GP trong CTSN và thái độ xử trí CTSN nặng
19/04/2015 - 15:53:33
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương
19/04/2015 - 15:47:52
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các biến chứng của vỡ nền sọ
19/04/2015 - 15:38:52
- Nguyên tắc chẩn đoán và thái độ xử trí vết thương sọ não hở
19/04/2015 - 15:31:55
- Các phương pháp chẩn đoán xác định u não bán cầu đại não
19/04/2015 - 15:23:20
- Nguyên tắc điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ
19/04/2015 - 15:15:31