KCTC: CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
ung thư cổ tử cung
I- Đại cương.
- ĐN: là khối U ác tính, xuất phát từ tế bào biểu mô lát tầng hoặc biểu mô trụ của CTC.
- Là loại UT thường gặp nhất ở đường sinh dục nữ, đứng thứ 2 sau K vú
- Gặp mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là 35-45.
- Quá trình tiến triển của KCTC thường kéo dài qua nhiều năm, và trải qua nhiều giai đoạn, từ loạn sản đến xâm lấn. Điều trị ở gđ càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện ở gđ loạn sản, tỷ lệ khỏi 100%.
- Dựa vào LS, GPB, KCTC được chia 2 loại lớn:
o K trong biểu mô: K mới chỉ phát triển trong biểu mô, chưa phá vỡ màng đáy ở dưới -> GĐ 0.
o K xâm lấn: K phá vỡ lớp màng đáy và xâm lấn vào tổ chức đệm phía dưới. GĐ này chia làm 4 gd nhỏ từ I – IV.
II- K trong biểu mô:
1- LS:
- Hay gặp lứa tuổi 35 – 45.
- Hầu như không có biểu hiện LS nào, chỉ phát hiện khi đi khám phụ khoa và làm phiến đồ ÂĐ-CTC định kỳ.
- 1 số triệu chứng không đặc hiệu:
o Ra khí hư nhiều và hôi
o Ra máu ÂĐ bất thường khi giao hợp.
Các dấu hiệu này ít gặp, nếu có thưòng ở gđ muộn.
- Thăm khám ở gđ này thường không có TC gì đặc biệt.
o TC kích thước bình thường, di động tốt.
o 2 phần phụ bình thường.
2- CLS:
à Phiến đồ ÂĐ-CTC:
- Phát hiện TB bất thường loại III, IV.
à Soi CTC:
- Chấm Lugol thấy 1 vùng CTC có tổn thương không bắt màu Lugol.
- Soi có thể thấy vùng nghi ngờ: như sừng hoá, vết trắng, chấm đáy, lát đá 1 tổn thương huỷ hoại: loét, trợt, nụ sùi. Test Schiller không bắt màu.
à Sinh thiết CTC:
- Là PP chẩn đoán (+),đồng thời chẩn đoán giai đoạn K.
- Là 1 trong 3 PP tốt nhất để sàng lọc KCTC giai đoạn sớm.
- CĐ:
o Phiến đồ AĐ-CTC: TB bất thường loại III, IV.
o Soi CTC thấy có tổn thương nghi ngờ.
- KQ sinh thiết: biểu hiện của K tại chỗ:
o TB K chưa phá vỡ màng đáy, tổ chức đệm chưa bị xâm lấn.
3- Chẩn đoán xác định:
à Phiến đồ ÂĐ-CTC có Tb bất thường.
à Kết quả sinh thiét
- Tb K chưa phá vỡ màng đáy.
- Tổ chức đệm chưa bị xâm lấn.
III- K xâm lấn
1- Phân loại giai đoạn lâm sàng theo FIGO 1978:
à GĐ 0: K trong biểu mô.
à GĐ I: K khu trú trong tử cung:
- Ia: K xâm lấn tiền LS, chẩn đoán dựa vào Kính hiển vi.
o Ia1: xâm lấn vi thể vào lớp đệm.
o Ia2: xâm lấn vi thể < 5mm chiều dày tính từ lớp đáy, hoặc phát triển ngang < 7mm.
- Ib: Tổn thương lớn hơn Ia2, có thể nhìn thấy trên lâm sàng.
àGĐ II: K lan rộng sang ÂĐ nhưng không quá 1/3 trên ÂĐ.
Lan rộng 1-2 bên d/c Rộng nhưng chưa đến thành khung chậu.
- IIa: K lan vào 1/3 trên ÂĐ nhưng chưa đến d/c Rộng.
- IIb: K lan đến d/c Rộng 2 bên.
à GĐ III: K lan tới 1/3 dưới ÂĐ, lan tới thành chậu hông.
- IIIa: K lan tới 1/3 dưới ÂĐ nhưng chưa lan tới thành chậu hông.
- IIIb: K lan tới thành chậu hông.
à GĐ IV: K vượt ra ngoài tiểu khung, di căn BQ, trực tràng và CQ khác
- IVa: K lan tới cơ quan lân cận BQ và trực tràng.
- IVb: K di căn tới cơ quan xa: gan, phổi.
2- Triệu chứng:
à Cơ năng:
- Ra máu ÂĐ khi giao hợp or khi thăm khám.
- Ra khí hư nhiều, hôi, thường lẫn máu, mủ.
- Đau bụng vùng thắt lưng.
- Biểu hiện di căn:
o Xâm lấn BQ: đái dắt, đái buốt.
o Xâm lấn trực tràng: ỉa chảy or táo bón -> h/c giả lỵ.
à Toàn thân:
- Mệt mỏi, gầy sút.
- thiếu máu ở gđ muộn.
à Thực thể:
- Thăm ÂĐ: TC di động ít, đau nếu ở gđ muộn.
- Đặt mỏ vịt: tổn thương CTC loét sùi như súp lơ, chạm vào dễ chảy máu.
- Thăm trực tràng: đánh giá sự xâm lấn của K: BQ, trực tràng, tạng khác.
3- CLS:
à Phiến đồ ÂĐ-CTC:
- Là PP quan trọng để phát hiện sớm.
- Dựa vào sự thay đổi hình thái TB, nguyên sinh chất, nhân Tb để đánh giá khả năng ác tính.
- Phân loại theo Papanicolaou 1943: K xâm lấn thường là những TB không điển hình, đứng thành đám.
- Nếu (-) có thể làm lại nhiều lần để loại trừ.
à Nhuộm soi CTC:
- Rất có ích trong việc xác định ranh giới tổn thương để bấm sinh thiết, đặc biệt là vùng giáp giữa biểu mô lát và biểu mô lành.
- Có thể chấm Lugol trước để phát hiện vùng Lugol (-)
- Thấy được tổn thương loét, sùi.
- Xác định vị trí tổn thương để làm sinh thiết.
à Sinh thiết CTC:
- Là PP tốt nhất trong chẩn đoán sớm bệnh KCTC.
- Vừa chẩn đoán xác địhn vừa chẩn đoán giai đoạn K.
- KQ: K xâm lấn, phá vỡ màng đáy, tổn thương các tổ chức đệm.
- Nếu không thấy tổn thương, nạo ống CTC lấy tổ chức làm GPB.
à Khoét chóp CTC:
- Khi soi CTC không thấy hết vùng ranh giới biến đổi. Hoặc sau khi sinh thiết được chẩn đoán là K xâm lấn vi thể.
à XN khác đánh giá sự lan tràn của K:
- XQ tim phổi thẳng.
- SÂ Gan.
- Soi trực tràng.
4- Chẩn đoán xác định:
à (+): dựa vào LS - Phiến đồ ÂĐ – Sinh thiết CTC.
à Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm lộ tuyến CTC, sùi mào gà, Lao CTC.
- Loét CTC do Giang mai.
- Di căn K nguyên bào nuôi.
IV- Xử trí.
1- K trong biểu mô.
- BN < 35 tuổi còn nguyện vọng sinh con:
o Khoét chóp CTC, Cắt cụt CTC.
o Nếu KQ gpb là K xâm lấn -> Cắt TC toàn bộ.
o Eo chặt bằng LS. Soi CTC, phiến đồ ÂĐ 3 tháng/lần -> Phát hiện sớm tổn thương -> Sinh thiết lại để chẩn đoán (+).
- BN không còn nguyện vọng đẻ:
o < 45 tuổi: Cắt TC hoàn toàn.
o > 45 tuổi: Cắt TC hoàn toàn + 2 phần phụ.
2- K xâm lấn.
à Nguyên tắc: Tuỳ giai đoạn mà xử trí, bao gồm: phẫu thuật, tia xạ, hoá chất, điều trị triệu chứng.
- GĐ Ia: Cắt TC hoàn toàn + 2 phần phụ
- GĐ Ib, II: Phẫu thuật cắt TC rộng rãi:
o Phẫu thuật Wertheim:
§ Cắt TC hoàn toàn + 2 phần phụ + 1/3 trên AĐ.
§ Cắt tổ chức liên kết dưới D/c Rộng.
§ Nạo vét hạch trong hố chậu, dọc niệu quản 2 bên.
o Tia xạ trước và sau phẫu thuật: đặt Radium vào CTC-ÂĐ, tia xạ Coban vào hạ vị.
o Sau phẫu thuật: làm lại GPB tổ chức cắt, theo dõi sát toàn trạng BN, di căn.
- GĐ III, IV: không còn chỉ định mổ, tia xạ, điều tị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chống nhiễm khuẩn, giảm đau.
o Chú ý: tia xạ có thể gây thủng BQ-TT.
3- Điều trị các hình thái LS của KCTC:
à K tái phát mỏm CTC còn lại:
- Thương gặp ở người già.
- Thời gian tái phát sau mổ cắt TC bán phần khoảng 10 năm. Tái phát càng sớm thì tiên lượng càng xấu
- Phẫu thuật khó vì BQ, ruột dính vào mỏm cắt.
- Tia xạ khó vì TC đã bị cắt, không đặt được Radium, chỉ tia xạ ngoài nên tiên lượng xấu.
à Thai nghén với KCTC:
- K trong biểu mô:
o Eo Bn hàng tháng.
o Mổ lấy thai và xử trí như K trong biểu mô.
- K CTC xâm lấn trong 3 tháng đầu:
o Tổn thương K ở gđ phẫu thuật được -> Cắt TC hoàn toàn + tia xạ, vét hạch.
o Tổn thương K ở gđ không phẫu thuật được -> Nạo thai + tia xạ.
- K CTC xâm lấn trong 3 tháng giữa:
o Tổn thương K ở gđ phẫu thuật được: cắt TC hoàn toàn + tia xạ, vét hạch
o Tổn thương K ở gđ không phẫu thuật được: Gây sảy = Prostagladin, sau đó tia xạ.
- KCTC xâm lấn trong 3 tháng cuối: Mổ lấy thai + Cắt TC hòan toàn + tia xạ, vét hạch.
4- Theo dõi sau mổ:
à Với gđ 0: còn bảo tồn CTC, TC -> khám định kỳ: LS – Test Lugol, soi CTC 3 tháng/lần. Nếu nghi ngờ -> sinh thiết lại ngay.
à K xâm lấn đã mổ -> Theo dõi toàn trạn và tình trạng di căn tới cq khác.
V- Tiên lưọng và phòng bệnh:
1- Tiên lượng: theo FIGO, tỷ lệ sống > 5 năm là:
- GĐ I: 86,6%
- GĐ II: 69,9%
- GĐ III: 42,5%
- GĐ IV: 12,8%
2- Phòng bệnh:
- Chung thuỷ, quan hệ 1 vợ 1 chồng – Sinh đẻ có kế hoạch
- Khám sàng lọc định kỳ: điều trị sớm các tổn thương lành tính và nghi ngờ ở CTC
Tin nổi bật
- Phân loại các thương tổn GP trong CTSN và thái độ xử trí CTSN nặng
19/04/2015 - 15:53:33
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương
19/04/2015 - 15:47:52
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các biến chứng của vỡ nền sọ
19/04/2015 - 15:38:52
- Nguyên tắc chẩn đoán và thái độ xử trí vết thương sọ não hở
19/04/2015 - 15:31:55
- Các phương pháp chẩn đoán xác định u não bán cầu đại não
19/04/2015 - 15:23:20
- Nguyên tắc điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ
19/04/2015 - 15:15:31