SUY THẬN CẤP - suy thận mạn
Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên. Bn thiểu niệu, vô niệu, nitơ phi protein máu tăng dần, rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan
SUY THẬN CẤP
· Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên. Bn thiểu niệu, vô niệu, nitơ phi protein máu tăng dần, rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan
· Tỷ lệ tử vong cao. Nếu điều trị kịp thời và chính xác thì ở nhiều trường hợp chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
Câu 1: Chẩn đoán suy thận cấp:
1. Lâm sàng - Cận lâm sàng:
· Suy thận cấp thường trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi đầu,
- Giai đoạn đái ít, vô niệu
- Giai đoạn đái trở lại
- Giai đoạn hồi phục
· Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tùy thuộc vào từng giai đoạn
1.1. Giai đoạn khởi đầu
Là giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh. Diễn biến tùy theo từng nguyên nhân
- Nguyên nhân ngộ độc diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay
- Nguyên nhân sốc: Sốc do mọi nguyên nhân, tụt HA > 72 đều gây suy thận cấp, VOTC. Diễn biến nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm tùy thuộc loại sốc, nguyên nhân sốc, và kỹ thuật hồi sức cấp cứu ban đầu
1.2. Giai đoạn đái ít, vô niệu
- Có thể diễn biến dần dần TB 7-12 ngày, thiểu niệu rồi vô niệu, nhưng cũng có thể vô niệu ngay
- Số lượng nước tiểu: < 500 ml/24h: Thiểu niệu
< 300ml/24h: Vô niệu tương đối
< 100 ml/ 24h: Vô niệu tuyệt đối
- Phù: Do đái ít vô niệu. Mức độ phù tùy thuộc mức độ vô niệu, lượng nước đưa vào. Nếu nặng có thể suy tim, phù phổi…
- Rối loạn điện giải:
+ K+ máu tăng dần, triệu chứng lâm sàng có thể có: RL nhịp tim, t
riệu chứng thần kinh - cơ: yếu cơ, liệt cơ, liệt ruột,
+ Dấu hiệu sớm nhất trên ĐTĐ là: Sóng T cao, nhọn, đối xứng, đáy hẹp (từ V2-V3 khi sóng T vượt quá 2/3 sóng R -> coi là T cao, thường K máu > 5.5 mmol/l là đã có T cao).
+ Sau đó QRS giãn rộng, rồi xuất hiện ngoại tâm thu, nhịp nút hoặc tự thất, nặng hơn là ngừng tim ở thì tâm trương.
Na+ , Ca++ có thể bình thường hoặc giảm
- Nitơ phi protein trong máu tăng dần: Ure, creatinin trong máu tăng dần, lâm sàng biểu hiện bằng HC ure máu cao: Bn kích thích vật vã, thậm chí hôn mê, rối loạn tiêu hóa nôn, nấc, ỉa lỏng. Nặng hơncó thể rối loạn nhịp tim…
+ Tốc độ tăng càng nhanh thì càng nặng: ure tăng 8mmol/h, creatinin > 90mmol/l/24h -> tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao.
+ Creatinin máu không phụ thuộc vào chế độ ăn nên phản ánh chức năng thận chính xác hơn ure. Khi ure máu tăng nhiều mà creatinin máu tăng ít, tỉ lệ ure/creatinin máu > 30 -> khả năng “ure ngoài thận” nhiều, suy thận có tính chất chức năng hơn là thực tổn.
- Toan máu: Do tích tụ acid cố định. Trên lâm sàng Bn thở nhanh sâu hoặc rối loạn nhịp thở kiểu Kusmaul, môi đỏ, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì toan huyết càng nặng. pH giảm, BE giảm, NaHCO3 giảm
- Triệu chứng khác: THA, có thể vàng mắt, vàng da, có thể có HC gan thận.
1.3. Giai đoạn đái trở lại
- Lượng nước tiểu tăng dần, đạt >2l/24h, có thể nhiều hơn, 4-5l/ 24h
- Đái nhiều phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh và lượng nước đưa vào
- Nguy cơ: mát nước, rối loạn điện giải, trong giai doận đầu vẫn còn nguy cơ tăng ure, creatinin máu
- Sau 3-5 ngày đái nhiều, creatinin, ure giảm dần, MLCT tăng dần chức năng thận hồi phục dần.
- Thời gian đái nhiều trung bình 1 tuần, sau đó giảm dần và về bình thường, tuy nhiên cũng có TH đái nhiều kéo dài đến tháng thứ 2
1.4. Giai đoạn hồi phục
- Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường
- Các rối loạn về sinh hóa trở về bình thường
- Tuy nhiên khả năng cô đặc nước tiểu hồi phục chậm hơn có khi hàng năm mới hồi phục hoàn toàn.
Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Có nguyên nhân cấp tính: uống mật cá trắng, sốc giảm thể tích…
- Xuất hiện: thiểu niệu, vô niệu
- Ure, creatinin máu tăng dần
- K máu tăng dần
- Toan chuyển hóa
- Diễn biến qua 4 giai đoạn
2. Chẩn đoán phân biệt:
a. STC với đợt cấp STM:
STC | Đợt cấp STM |
- Không có tiền sử bệnh thận, tiết niệu. - Bệnh diễn biến cấp tính, và có những nguyên nhân cấp tính - Thiếu máu: không nặng
- HA: không cao lắm
- XQ, SA: kích thước thận bình thường + Có thể thấy sỏi niệu quản -> vô niệu cấp tính cơ giới. + UPR: niệu quản bị thắt do mổ xẻ, sỏi, khối u chèn ép - Ure, creatinin máu tăng cao dần kể từ khi vô niệu | - Có thể có tiền sử
- Nặng, tương ứng với mức độ suy thận. - HA cao nặng: do HA cao từ lâu + thiếu máu mạn tính -> dày thất T, suy tim toàn bộ - Kích thước thận teo nhỏ.
- Ure, creatinin tăng cao ngay trong những giờ đầu. + Sau khi hồi phục creatinin vẫn cao, protein niệu vẫn còn. |
b. Phân biệt STC chức năng với STC thực tổn:
STC chức năng | STC thực tổn |
- Nguyên nhân: giảm khối lượng tuần hoàn: tụt HA, mất nước muối, giáng hoá nhiều - Na niệu < 20 mmol/l - Na/K niệu < 1 - Ure niệu/Ure máu > 40 - Cre niệu/Cre máu > 30 - Nồng độ thẩm thấu niệu > 400 - Phân số thải Na (%) (Una/Pna)/(Ucr/Pcr)x 100 < 1 | - Thời gian vô niệu kéo dài -> hoại tử ống thận (> 72h vô niệu)
- > 40 - > 1 - < 10 - < 20 - < 400
> 3 |
3. Chẩn đoán nguyên nhân:
a. Nguyên nhân trước thận:
- Giảm thể tích tuần hoàn:
+ Chảy máu, bỏng, mất nước.
+ Mất dịch qua đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đặt sonde..
+ Mất nước qua thận: dùng lợi tiểu, đái tháo đường…
+ Do tiết dịch vào các khoang ngoại mạch: viêm tụy, viêm màng bụng…
- Cung lượng tim thấp.
- Tăng tỷ số trở kháng mạch thận so với toàn thể.
- Giãn mạch toàn thân: nhiễm trùng huyết, thuốc hạ áp…
- Co thắt mạch máu thận: tăng calci máu, dùng norepinephrin…
- Xơ gan cổ trướng.
- Giảm tuần hoàn thận kèm suy giảm đáp ứng tự điều chỉnh của thận: dùng ức chế men chuyển…
- Hội chứng tăng độ quánh của máu: đa u tủy xương, tăng macroglobulin máu, đa hồng cầu.
b. Nguyên nhân tại thận:
- Do tắc nghẽn mạch thận (cả hai bên hoặc 1 bên trong trường hợp 1 thận hoạt động)
- Những bệnh của cầu thận hoặc mao mạch thận.
+ Viêm cầu thận và viêm mạch thận
+ Xơ cứng bì, Lupus ban đỏ hệ thống.
- Viêm hoại tử ống thận cấp.
- Viêm thận kẽ: do dị ứng, do nhiễm khuẩn, do xâm nhiễm.
- Lắng đọng trong ống thận và tắc nghẽn.
- Hội chứng đào thải thận ghép
c. Nguyên nhân sau thận (tắc nghẽn):
- Niệu quản: sỏi, cục máu đông, ung thư chèn ép từ bên ngoài.
- Cổ bàng quang: bàng quang thần kinh, UXTTL…
- Niệu đạo: chít hẹp niệu đạo, van niệu đạo bẩm sinh…
Câu 2: Điều trị suy thậ
n cấp
1. Nguyên tắc chung:
- Nhanh chóng loại bỏ các nguyên nhân gây STC có thể điều trị (THA trong sốc, loại bỏ chất độc bằng rửa dạ dày trong 6h đầu…)
- Tập trung phương tiện chữa trị cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, lọc máu ngoài thận khi cần.
- Chú ý công tác điều dưỡng và chống nhiễm khuẩn.
2. Điều trị cụ thể: tùy giai đoạn bệnh:
a. Giai đoạn đầu:
- Loại bỏ tác nhân gây STC: bù dịch, bù máu, mổ lấy sỏi niệu quản, loại bỏ chất độc…
b. Giai đoạn đái ít vô niệu:
Ø Mục đích điều trị:
- Giữ cân bằng nội môi.
- Hạn chế tăng Kali máu.
- Hạn chế tăng nitơ phi protein máu.
Ø Nước:
- Đảm bảo cân bằng âm (vào < ra).
- Vô niệu do mất nước, mất muối -> bù dịch.
- Lưu ý: nước sinh ra do chuyển hóa: 300 ml/ngày, nước mất qua mồ hôi hơi thở: 600 ml/ngày.
- Thông thường: cho 500 ml/ngày, kể cả ăn uống, có thể tăng về mùa hè.
Ø Điện giải và toan máu:
- Điều trị tăng K máu:
+ Hạn chế đưa K vào: rau quả, dịch truyền.
+ Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.
+ Lợi tiểu khi không có nguyên nhân tắc nghẽn sau thận, dùng lợi tiểu quai đào thải nước, điện giải đặc biệt K. Phải dò liều lợi tiểu: khởi đầu 40-80 mg, max: 1000 mg/24h.
+ Truyền Natricarbonat: cải thiện tình trạng toan máu -> K không đi từ trong tế bào ra ngoài tế bào. Có thể dùng các dung dịch: 1.4%, 4.2%, 8.4%
+ Truyền glucose ưu trương pha insulin: K từ ngoài vào trong tế bào.
+ Tiêm calci tĩnh mạch: hạn chế ảnh hưởng của K máu cao.
+ Dùng resin trao đổi ion (30g/24h): kéo K máu ra ngoài qua niêm mạc ruột: Resonium A, Kayexalat…
+ Khi K ³ 6.5 mmol/l: chỉ định lọc máu ngoài thận.
- Điều trị các rối loạn điện giải khác:
+ Na và Cl: Na máu hạ do ứ nước: hạn chế nước, nếu hạ Na nhiều, bệnh nhân buồn nôn: bù Na.
+ Calci máu: ít hạ, nếu có Tetani -> cho calcigluconat, calciclorua.
Ø Hạn chế tăng nitơ phi protein máu: chủ yếu hạn chế tăng ure:
- Chế độ ăn: giảm đạm 0.4 g/kg/2h, đủ vitamin.
- Bổ sung Ketosteril: 600 mg/5 kg trọng lượng cơ thể.
- Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.
Ø Chỉ định lọc máu: nên chỉ định lọc máu sớm khi:
- K máu ³ 6.5 mmol/l.
- Ure máu > 30 mmol/l
- Creatinin máu > 600 mmol/l
- Có biểu hiện toan máu.
- Vô niệu.
c. Giai đoạn đái trở lại:
Ø Lưu ý:
- Tuy đái nhiều nhưng chức năng thận chưa hồi phục. Những ngày đầu: còn nguy cơ tăng ure, creatinin máu. Những ngày sau: đái nhiều nguy cơ mất nước điện giải.
Ø Điều trị nhằm:
- Tiếp tục hạn chế protid trong khẩu phần ăn, chỉ tăng protid khi ure máu < 10 mmol/l, chỉ cho hoa quả khi không còn nguy cơ tăng K máu.
- Truyền dịch hoặc uống để chống mất nước, điện giải.
+ Đái nhiều vừa phải: Oresol uống 2-2.5 l/24h.
+ Tiểu > 3l: bù bằng truyền TM, truyền tùy theo nước tiểu.
+ Sau 5-7 ngày vẫn đái nhiều: hạn chế truyền, theo dõi bệnh nhân lượng nước tiểu 24h để bù dịch thích hợp vì thận đã bắt đầu hồi phục chức năng cô đặc.
+ Theo dõi sát điện giải máu: đặc biệt là Na, K.
d. Giai đoạn hồi phục sức khỏe:
- Khi ure máu về bình thường: tăng dần protid trong khẩu phần ăn, đảm bảo đủ calo, vitamin.
- Chăm sóc chống loét, chống nhiễm khuẩn do nằm lâu.
- Trung bình sau 4 tuần điều trị -> chức năng thận bắt đầu hồi phục tốt.
- Theo dõi định kỳ hàng tháng cho đến khi chức năng thận hồi phục hoàn toàn (với các bệnh có thể trở thành mạn tính => khám định kỳ cho Bn lâu dài).
SUY THẬN MẠN
· ĐN: Suy thận là sự giảm MLCT dưới mức bình thường. Suy thận được gọi là mạn tính khi MLCT giảm thường xuyên, cố định, có liên quan đến sự giảm về số lượng nephron chức năng.
· STM là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ MLCT -> tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinin máu, acid uric…
Câu 1: Chẩn đoán suy thận mạn:
1. Chẩn đoán xác định:
· Hoàn cảnh phát hiện:
- Phát hiện qua thăm khám định kỳ để theo dõi BN có bệnh lý thận-tiết niệu mạn tính.
- Khi tìm kiếm nguyên nhân thíếu máu, THA, TBMN.
· Lâm sàng:
1. Phù:
- Là triệu chứng thường gặp của suy thận mạn
- STM do VTBT thường không phù, Bn thường đái nhiều do tổn thương nặng ở kẽ thận. Giai đoạn cuối có thể phù do MLCT giảm nặng, suy tim, suy dinh dưỡng.
- Bệnh cầu thận phù thường xuất hiện sớm ngay cả khi chưa có suy thận: có thể do hậu quả của HCTH, do suy tim kết hợp và do các yếu tố nội tiết gây giữ muối giữ nước.
2. Thiếu máu:
- Thường gặp mức độ nặng nhẹ tùy giai đoạn, suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nặng. Đặc điểm là thiếu máu bình sắc, hình thể-kích thước hồng cầu bình thường, có khi hồng cầu to nhỏ không đều, thiếu máu khó hồi phục do thiếu Erythropoietin.
- Dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với các trường hợp ure máu cao do nguyên nhân cấp tính.
Sắt huyết thanh bình thường hoặc giảm..
3. Tăng HA: thường gặp ở 80% BN, Nếu THA ác tính -> chức năng thận suy sụp nhanh -> tử vong nhanh.
4. Suy tim:
- Thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của suy thận mạn
- Là hậu quả của THA, giữ muối nước và thiếu máu lâu ngày
5. Rối loạn nhịp tim: Do tăng K+ máu
6. HC ure máu cao:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, nấc, chán ăn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo
- Biểu hiện tim mạch: Viêm ngoại tâm mạc: TDMT, có thể có tiếng cọ màng tim. Đây là dấu hiệu nặng của HC ure máu cao. Nếu không được lọc máu BN có thể tử vong trong vòng 1-14 ngày.
- Biểu hiện huyết học: Có thể xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Nếu có XHTH thì rất nặng vì ure máu sẽ tăng nhanh.
- Tâm thần kinh: Có thể rối lọan tâm thần, nhức đầu, lơ mơ, ngủ gà, co giật, hôn mê.
- Biểu hiện nhiễm toan: môi đỏ, thở nhanh sâu, rối loạn nhịp thở
- Các triệu chứng khác:
Da: ngứa, nổi mụn lấm tấm trên da mặt. Ngứa do lắng đọng Ca
Cơn đau kiểu gút
Chuột rút: thường xuất hiện ban đêm
Viêm dây thần kinh ngoại biên: hay gặp ở chi dưới, Bn tê bì dị cảm dọc theo đường đi của DTK, rất khó điều trị triệu chứng này kể cả lọc máu
· Cận lâm sàng:
1. MLCT giảm (hệ số thanh thải creatinin nội sinh):
Clcr = (UV/P) x (1.73/S)
U: Ucr V: thể tích nước tiểu P: Pcr S: diện tích da (m2)
2. Xét ngiệm máu
- Tăng nitơ phi protein máu: Creatinin máu tăng > 110mmol/l, ure máu tăng > 8 mmol/l
- Acid uric máu tăng
- ĐGĐ:
- Kali máu: bình thường hoặc giảm, khi kali máu cao là có biểu hiện của đợt cấp, kèm thiểu niệu, vô niệu.
- Natri máu có thể bình thường hoặc giảm do phù, ăn nhạt
- Calci máu giảm. Nếu calci máu tăng, phospho máu giảm là có khả năng cường cận giáp thứ phát.
- XN CTM: Hồng cầu giảm, Hb giảm. Mức độ thiếu máu tương ứng mức độ suy thận. Trong suy thận do bệnh thận đa nang có khi triệu chứng thiếu máu bị lu mờ.
- pH máu giảm, BE giảm
3. Xn nước tiểu:
- Protein niệu (ở giai đoạn suy thận mạn 3-4 bao giờ cũng có nhưng không cao, nếu VTBT mạn thì chỉ trên dưới 1g/24h, nếu VCT mạn: 2-3 g/24h.
- Hồng cầu niệu: Thường là đái máu vi thể, nếu có đái máu đại thể thì cần tìm nguyên nhân nhiễm trùng, sỏi, u
- Bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu: Đợt cấp VTBT mạn, hoặc bội nhiễm
- Trụ niệu: trụ hạt, trụ trong với kích thước lớn là dấu hiệu của suy thận mạn.
- Ure, Creatinin niệu: thấp, suy thận càng nặng thì càng giảm
4. XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị:
- Giảm kích thước thận đều cả hai bên, có thể thấy sỏi cản quang
- UIV không chỉ định trong suy thận khi Cre > 250
5. Siêu âm:
- Kích thước thận thường giảm, giai đoạn cuối 2 thận teo nhỏ.
- Một số TH: kích thước thận tăng: thận đa nang, thận ứ nước, đái tháo đường. Có thể thấy bờ thận ghồ ghề trong STM do VTBT.
7. Chẩn đoán nguyên nhân:
- Bệnh cầu thận mạn.
- Bệnh VTBT mạn.
- Bệnh mạch thận.
- Bệnh thận bẩm sinh, di truyền.
8. Chẩn đoán phân biệt:
- Với đợt cấp của suy thận mạn.
9. Chẩn đoán giai đoạn: 4 giai đoạn
Giai đoạn | MLCT (ml/phút) | Creatinin | Lâm sàng |
Bình thường | 120 | 70 – 106 | Bình thường |
I | 60 - 41 | < 130 | Gần bình thường |
II | 40 - 21 | 130 – 299 | Gần bình thường hoặc thiếu máu nhẹ |
IIIa IIIb | 20 – 11 10 – 05 | 300 – 499 500 – 900 | Chán ăn-thiếu máu vừa Chán ăn-thiếu máu nặng Bắt đầu chỉ định lọc máu |
IV | < 5 | > 900 | Hội chứng ure máu cao, lọc máu là bắt buộc |
10. Chẩn đoán biến chứng:
- Tim mạch, máu, tiêu hóa, thần kinh, nước, điện giải, thăng bằng toan kiềm.
11. Chẩn đoán các yếu tố gây nặng bệnh:
- Cao HA.
- Nhiễm khuẩn, XHTH, mất nước.
- Tắc đường dẫn niệu.
- Ăn quá nhiều protid.
- Dùng thuốc độc cho thận.
Câu 2: Điều trị suy thận mạn:
1. Điều trị nguyên nhân:
- Giải quyết các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn nếu có thể.
2. Chống các yếu tố làm nặng bệnh: ( yếu tố gây đợt cấp suy thận mạn)
- Khắc phục tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn nếu có: bù dịch, máu..
- Không dung các thuốc hóa chất độc cho thận
- Tìm và điều trị nguyên nhân tắc đường niệu
- Điều trị chống nhiễm khuẩn nếu có
- Giải quyết các ổ hoại tử hoặc xuất huyết nếu có
3. Điều trị bằng chế độ ăn: Thực hiện chế đọ ăn UGG
- Chế độ ăn kiêng muối chỉ áp dụng khi có phù, THA. Không khuyên ăn nhạt kéo dài, đặc biệt trong bệnh lý thải trừ nhiều muối (thận
- Chế độ ăn giảm đạm, chỉ đảm bảo lượng cần thiết tối thiểu. Năng lượng đảm bảo: 35-40 kcal/kg trọng lượng/ngày. Ưu tiên các loại có giá trị sinh học cao.
- Cân bằng nước tùy thuộc tình trạng khát, hạn chế nước khi hạ Na máu.
- Chế đọ ăn ít toan, ít phos phat, ít kali, nhưng cần đủ calci.
4. Điều trị triệu chứng:
a. Điều trị tăng huyết áp:
- Hạn chế muối 2g/ngày.
- Hạn chế nước vào
- Lợi tiểu: Furosemide là thuốc lợi tiểu được lựa chọn ở B suy thận có THA. Liều tùy thuộc BN đẻ duy trì khối lượng nước tiểu và thải Na.(Liều max 1000 mg)
- Thuốc hạ HA: các nhóm hạ HA đều có thể dung nhưng lưu ý: ức chế men chuyển: Coversyl, Renitec… làm tăng K, creatinin máu. Thuốc ức chế beta: Propranolol, Atenolol, Pindolol…chống chỉ đinh khi suy tim. Liều thay đỏi theo BN để khống chế HA ổn định
b. Điều trị rối loạn điện giải:
Ø Phù
- An nhạt hạn chế nước đưa vào tạo cân bằng âm
- Lợi tiểu: Chủ yếu lựa chọn Furosemide, liều tùy BN mục đích đạt lượng nước tiểu như mong muốn, thường mỗi ngày lấy đi 1 kg nước thừa.(Liều max 1000 mg)
Ø K máu cao:
- Hạn chế đưa K vào thức ăn, thuốc, dịch truyền
- Lợi tiểu thải Kali
- Nhựa trao đổi ion: Resonium, Kayexalat…
- Calci đường tĩnh mạch: hạn chế tác dụng của kali trên cơ tim
- Truyền G 20% + insulin truyền tĩnh mạch : giúp kali đi vào trong TB
- Truyền NaHCO3 1.4%; 4.2 %; 8.4% ngăn Kali trong TB ra ngoài
- Lọc máu khi nồng độ K máu > 6.5 mmol/l
Ø Nếu K máu thấp: bổ sung K tùy mức độ thiếu hụt, có thể bằng đường uống hay đường truyền TM chậm
Ø Hạ natri máu:
- Ăn mặn, Bù NaCl đường tĩnh mạch
- Nếu hạ Na nặng, đe dọa trụy mạch, khó điều chỉnh bằng nội khoa, có thể chir định thận nhân tạo cấp
c. Điều trị toan máu:
- Xác định toan máu qua xét nghiệm khí máu động mạch. pH giảm, BE giảm.
- Nếu BE < 20 bắt buộc phải bù NaHCO3 từ 20-25 chỉ định bù tương đối
- Truyền NaHCO3 1.4% ™. Trường hợp khẩn cấp ngừng tim hay cần hạn chế dịch vào: truyền TM NaHCO3 4,2%; 8.4%
d. Điều trị thiếu máu:
- Điều chỉnh các yếu tố tham gia vào thiếu máu: chảy máu, thiếu sắt, thiếu acid folic…
- Erythropoietin (Eprex, Epokin…): 2-3 lần x 50 UI/kg/tuần (tiêm dưới da) giữ nồng độ Hb: 10-11 g/dl.
- Truyền máu: nên hạn chế, trừ trường hợp mất máu cấp và thiếu máu nặng.
e. Điều trị rối loạn calci - phospho:
- Bổ sung calci: calcicarbonat: 4-5 g/ngày.
- Thuốc Vitamin D Rocaltrol 0.25 mg x 1 viên/ngày, 25 OHD3 (Dedrogyl).
- Hạn chế phosphat: hạn chế sữa, pho mát, cho thuốc hạ phospho khi cần thiết
f. Thuốc khác:
- Bổ sung vitamin,
- Ketosteril: là các aa thiếu nhóm amin, khi vào cơ thể ketosteril sẽ khử nhóm amin của ure tạo aa cần thiết choc ơ thể đồng thời làm giảm ure máu. Liều 600mg/5kg
- Điều trị nhiễm trùng nếu có
- Điều trị các triệu chứng khác, biến chứng nếu có
g. Lọc máu ngoài thận:Thận nhân tạo, lọc màng bụng.
- Chỉ định sớm: + Suy thận giai đoạn IIIb
- Chỉ định bắt buộc: + Suy thận giai đoạn IV
+ Khi có dấu hiệu sau: Ure > 30 mmol/l; Creatinin > 600; Kali > 6: BN trong tình trạnh lâm sang nặng, tiếp tục vô niệu
- Chống chỉ định TNT: không có CCĐ tuyệt đối:
· Tim mạch : + Trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim.
+ Nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
+ Suy tim toàn bộ.
· Rối loạn đông máu, chảy máu : CCĐ tương đối, có thể phối hợp lọc máu - thay máu.
· Toàn trạng : Bn sốt cao, suy kiệt do K, bệnh toàn thể.
- Chống chỉ định lọc màng bụng:
· Viêm phúc mạc có dính : VFM toàn bộ và sau mổ không phải là CCĐ tuyệt đối. Có thể lọc rửa màng bụng với kháng sinh.
· Chấn thương chảy máu trong ổ bụng.
· Suy tim, suy hô hấp nặng.
· Bệnh thận
h. Ghép thận:
- Là phương pháp tốt nhất để điều trị thay thế thận suy
- Từ người sống: Cùng huyết thống. Không cùng huyết thống.
- Từ người mất não, chết lâm sàng.
Tin nổi bật
- Phân loại các thương tổn GP trong CTSN và thái độ xử trí CTSN nặng
19/04/2015 - 15:53:33
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương
19/04/2015 - 15:47:52
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các biến chứng của vỡ nền sọ
19/04/2015 - 15:38:52
- Nguyên tắc chẩn đoán và thái độ xử trí vết thương sọ não hở
19/04/2015 - 15:31:55
- Các phương pháp chẩn đoán xác định u não bán cầu đại não
19/04/2015 - 15:23:20
- Nguyên tắc điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ
19/04/2015 - 15:15:31