Các dấu hiệu lâm sàng,cận lâm sàng của chảy máu do loét DD-TT.
Thứ năm, ngày 25 tháng 12 năm 2014 | 20:51
Câu 24: Trình bày các dấu hiệu lâm sàng,,cận lâm .sàng của chảy máu do loét DD-TT
Trả lời:
I.Đại cương:
1.Định nghĩa: chảy máu do loét DD-TT là tình trạng xuất huyết tiêu hóa cao,đại thể do biến chứng của bệnh lý loét DD-TT khi ổ loét ăn vào các mạch máu trong thành dạ dày
2.Nguyên nhân: ổ loét ăn thủng vào mạch máu,chảy máu ở mép ổ loét,chảy máu từ niêm mạc xung quanh ổ loét
3.Dịch tễ :
1.Lâm sàng :
a.Xét nghiệm cơ bản:
d.XQ dạ dày có thuốc cản quang :ít dùng
Trả lời:
I.Đại cương:
1.Định nghĩa: chảy máu do loét DD-TT là tình trạng xuất huyết tiêu hóa cao,đại thể do biến chứng của bệnh lý loét DD-TT khi ổ loét ăn vào các mạch máu trong thành dạ dày
2.Nguyên nhân: ổ loét ăn thủng vào mạch máu,chảy máu ở mép ổ loét,chảy máu từ niêm mạc xung quanh ổ loét
3.Dịch tễ :
- Chiếm 40-50% chảy máu đường tiêu hóa trên
- Hay gặp ở bệnh nhân > 50 tuổi,có tiền sử loét dạ dày–tá tràng nhiều năm
- Thường xảy ra sau sang chấn tâm lí , dùng thuốc NSAID, corticoid
1.Lâm sàng :
- Tiền sử:
- TS chẩn đoán loét dạ dày –tá tràng nhiều năm,hoặc BN chưa được chẩn đoán nhưng khai thác có tiền sử đau thượng vị có tính chất chu kỳ nhiều năm
- Tiền sử chảy máu:có thể có nhiều lần XHTH được xác định là do loét dạ dày-tá tràng
- Ko có tiền sử loét DD-TT,chảy máu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh (33% ) .
- Cơ năng:
- Hoàn cảnh chảy máu:có thể sau 1 đợt đau thượng vị kéo dài,sau làm việc căng thẳng,chấn thương tinh thần,sau dùng thuốc …
- Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa cao:
- Nôn máu:
- BN thường thấy lợm giọng,đầy bụng,buồn nôn và nôn ra máu
- Chất nôn:màu đỏ sẫm, lẫn máu cục và thức ăn
- Có khi nôn ra máu tươi ồ ạt do loét nằm cao(loét ở bờ cong nhỏ,thân vị),loét to.
- Nôn ra máu sẫm hay nước máu đen loãng thường là những ổ loét hành tá tràng.
- Số lượng ít hoặc nhiều,hỏi để ước lượng,đánh giá mức độ mất máu(Ít < 500 ml,vừa 500-1000 ml,nhiều > 1000 ml)
- Đi ngoài phân đen:
- Xuất hiện sau khi nôn máu hoặc là triệu chứng đầu tiên
- Phân đen như bã cà phê,nhão, mùi thối khẳn
- Cần khai thác số lần đi ngoài,tiền sử ăn tiết canh,uống viên sắt để phân biệt
- Triệu chứng chỉ điểm ổ loét :
- Đau bụng: vùng thượng vị, ít khi đau dữ dội,xuất hiện trước nôn máu hay đồng thời cùng nôn máu
- Kèm cảm giác nóng rát ở vùng trên rốn.
- Toàn thân:tùy theo mức độ mất máu mà có các biểu hiện
- Mất máu nhẹ : toàn trạng ít thay đổi,tỉnh táo,mạch,huyết áp trong giới hạn bình thường ( M<90l/p; HA >100mmHg)
- Mất máu vừa : có dấu hiệu ban đầu của shock mất máu,tinh thần hoảng hốt,mạch nhanh 100-120l/p,HA giảm 80-100mmHg
- Mất máu nặng: shock mất máu rõ
- Bn kích thích,vật vã hay li bì
- Da xanh,niêm mạc nhợt,vã mồ hôi,chân tay lạnh,thiểu niệu hoặc vô niệu
- M >120/p,HA <80mmHg
- Khám bụng:
- Có thể ấn đau tức vùng thượng vị
- Thăm trực tràng: phân đen theo tay, ko sờ thấy u, polyp.
- Các dấu hiệu âm tính khác: gan lách ko to, ko có THBH,ko có cổ trướng
- Đặt sonde dạ dày :
- Mục đích :
- Khẳng định có máu chảy đường tiêu hóa trên
- Làm sạch dạ dày chuẩn bị cho nội soi
- Theo dõi mức độ chảy máu
- Theo dõi chảy máu tái phát
- Kết quả :thấy máu đen
- Khám tai mũi họng,răng hàm mặt để phân biệt nguyên nhân nôn máu
- Khám các cơ quan khác để phát hiện tổn thương toàn diện
a.Xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu :cần làm ngay để đánh giá mức độ mất máu
Hồng cầu | Hb | Hct | |
Nhẹ | 3-3,5 | >10 | > 35% |
Vừa | 2,5-3,0 | 8-10 | 30-35% |
Nặng | <2,5 | <8 | < 30% |
- Phải theo dõi nhiều lần trong ngày ( 4-6h/lần)
- Nhóm máu,đông máu cơ bản
- Sinh hóa máu :đánh giá chức năng gan –thận,tỷ lệ BUN/Cre >20 do giảm thế tích máu tới thận
- Vai trò:chẩn đoán tổn thương và can thiệp điều trị
- Dùng ống soi mềm,có gây tê-mê,giảm đau
- Chỉ định :
- Chảy máu đường tiêu hóa trên
- Huyết động ổn định(M<120, HA>90), sau ăn > 6h
- Can thiệp nội soi cấp cứu (24-72h đầu),tiến hành tại phòng nội soi,hoặc phòng mổ nếu BN nặng
- Chống chỉ định:
- Shock,hôn mê
- Ung thư thực quản (ống soi ko qua được)
- Dị dạng cột sống cổ,bướu giáp
- Phồng động mạch chủ
- Xác định thương tổn:hút sạch nước máu,máu cục,kiểm tra từ thực quản đến tá tràng để xác định vị trí ổ loét,tình trạng chảy máu,rửa dạ dày bằng nước lạnh .Truyền thuốc ức chế bơm proton thế hệ 4 liều cao trước hoặc sau khi nội soi giảm đáng kể nguy cơ chảy máu tái phát
- Phân loại thương tổn theo Forrest 1994:
- F1: Ổ loét đang chảy máu:
- IA.Máu chảy phun thành dòng
- IB.máu rỉ rả
- F2: Ổ loét đã cầm máu
- IIA: lộ mạch,k chảy máu
- IIB:có cục máu đông
- IIC: có đốm sắc tố,phẳng
- F3: Ổ loét ngưng chảy máu,đáy sạch,phẳng
- F2: Ổ loét đã cầm máu
- Ưu điểm :
- Chẩn đoán được tổn thương :mạn tính,tiến triển,cấp tính
- Sau khi xác định thương tổn,xử trí cầm máu tạm thời ngay bằng tiêm xơ, đốt điện
- Hạn chế : khó xác định tổn thương nếu máu cục nhiều,vị trí khó,nhận định sai thương tổn
- Sau nội soi,nếu có các triệu chứng sau cần báo cáo ngay:
- Đau bụng nặng,chướng hơi
- Nôn,sốt,khó nuốt,đau họng dữ dội,cảm giác lạo xạo dưới da cổ
d.XQ dạ dày có thuốc cản quang :ít dùng
Tin nổi bật
- Phân loại các thương tổn GP trong CTSN và thái độ xử trí CTSN nặng
19/04/2015 - 15:53:33
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương
19/04/2015 - 15:47:52
- Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các biến chứng của vỡ nền sọ
19/04/2015 - 15:38:52
- Nguyên tắc chẩn đoán và thái độ xử trí vết thương sọ não hở
19/04/2015 - 15:31:55
- Các phương pháp chẩn đoán xác định u não bán cầu đại não
19/04/2015 - 15:23:20
- Nguyên tắc điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ
19/04/2015 - 15:15:31